CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Bảo tồn biển góp phần khẳng định chủ quyền Quốc gia
Ngày đăng: 23/12/2022

Ngoài ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế biển lâu dài, khu bảo tồn biển còn là cơ sở, công cụ hành chính, pháp luật trong khẳng định chủ quyền quốc gia.

 

Một góc khu bảo tồn biển Lý Sơn. Ảnh: ST.

Một góc khu bảo tồn biển Lý Sơn. Ảnh: ST.

 

Góp phần khẳng định chủ quyền Quốc gia

Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”.

Qua đó, phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng của biển, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo cần phải tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ.

Bên cạnh đó là thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản và môi trường biển, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) định nghĩa khu bảo tồn biển là “Khu vực được xác định và quản lý hiệu quả để bảo vệ các hệ sinh thái biển, các quá trình, môi trường sống và các loài, có thể góp phần khôi phục và bổ sung các nguồn tài nguyên cho sự phong phú về xã hội, kinh tế và văn hóa”.

Luật Thủy sản năm 2017 quy định “Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển”.

Khu bảo tồn biển không chỉ góp phần đảm bảo cân bằng sinh thái biển, đa dạng sinh học, điều hòa môi trường,… mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế biển lâu dài, gắn với nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Đồng thời, đó còn là cơ sở, công cụ hành chính và pháp luật trong đấu tranh bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trong phạm vi đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển.

 

Cần chú trọng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và coi các khu bảo tồn này là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng của sinh vật và đa dạng sinh học biển, phục vụ phát triển kinh tế và đời sống con người.

Đến nay, Việt Nam đã thành lập và đưa vào hoạt động được mạng lưới 10 trong tổng số 16 Khu bảo tồn biển và các Vườn quốc gia có hợp phần bảo tồn biển tại Việt Nam gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc. Sáu Khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt quy hoạch, đó là Hòn Mê, Hải Vân-Sơn Chà, Phú Quý, Nam Yết, Cô Tô, Đảo Trần.

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hệ thống các khu bảo tồn biển này chiếm diện tích khoảng 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam, mục tiêu đến năm 2030 đạt 6% diện tích vùng biển Việt Nam. Các khu bảo tồn biển sở hữu gần 70.000ha rạn san hô, 20.000ha thảm cỏ biển và một phần rừng ngập mặn; phần lớn các bãi giống, bãi đẻ và nơi cư trú của các loài thủy sản kinh tế; gần 100 loài đặc hữu và nguy cấp.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chưa đến 10% các khu vực ven biển được bảo vệ hiệu quả, việc bảo tồn các khu vực biển có nơi vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức; nhiều khu bảo tồn mới chỉ quan tâm đến bảo vệ rừng trên các đảo mà chưa chú trọng đến bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; thậm chí một số vùng biển còn bị xâm hại đến mức báo động, v.v.. Điều này không chỉ đặt ra mối đe dọa trực tiếp đối với đa dạng sinh học ven biển mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Đến nay, Bộ NN-PTNT đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ cho việc thành lập các khu bảo tồn biển. Cùng với hoàn thiện cơ sở pháp lý, việc nâng cao nhận thức; công tác nghiên cứu khoa học biển; thực hiện các phương án quản lý,… và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn biển cũng được đẩy mạnh, nhằm phục vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Huy Bình

Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Cá vụ ba quẩy trên đồng lúa

Cá vụ ba quẩy trên đồng lúa

14-11-2023 14:53:06

Sau vụ lúa hè thu, người dân xã Tân Thủy đắp bờ, giăng lưới khắp đồng ruộng, chờ mưa để thả giống cá vụ ba, vụ...

Phòng bệnh trên tôm nuôi vụ đông

Phòng bệnh trên tôm nuôi vụ đông

14-11-2023 13:20:02

QUẢNG NINH Trước diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, đặc biệt là thời điểm cuối năm, công tác phòng chống dịch...

Làm giàu bên kênh thủy lợi [Bài1]: Công nghệ nuôi 'nhân sâm nước'

Làm giàu bên kênh thủy lợi [Bài1]: Công nghệ nuôi 'nhân sâm nước'

14-11-2023 13:14:04

TÂY NINH Nhờ nước sạch từ kênh thủy lợi và ứng dụng công nghệ, mô hình nuôi cá chạch lấu của anh Nguyễn Phúc Mến...

Mô hình tuần hoàn nước giúp người nuôi tôm giảm xả thải ra môi trường

Mô hình tuần hoàn nước giúp người nuôi tôm giảm xả thải ra môi trường

13-11-2023 14:31:50

BẠC LIÊU Mô hình tuần hoàn nước trong nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân giảm xả thải ra môi trường.

Chat hỗ trợ
Chat ngay