CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : THỨ 2 - THỨ 6, 8:00 - 17:45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Phương pháp quản lý độ mặn ao nuôi
Ngày đăng: 21/04/2025

Việc kiểm soát độ mặn ở ngưỡng an toàn là điều kiện cần thiết giúp tôm sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người nuôi.

 

Độ mặn là nồng độ của các muối hòa tan trong nước. Độ mặn được đo bằng phần nghìn (‰). Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển và duy trì các chức năng sinh lý của tôm. Mỗi loại tôm sẽ sinh trưởng trong một môi trường có độ mặn thích hợp.

 

Thường xuyên tiến hành đo độ mặn nước ao để có điều chỉnh kịp thời. Ảnh: K.G

 

 

TTCT: Có thể chịu được độ mặn từ 2 – 40‰, sinh trưởng tốt nhất ở 10 – 25‰. Nếu nước có độ mặn > 35‰ tôm sẽ có biểu hiện chán ăn, chậm lớn. Ngược lại, nếu các chỉ số này ở mức quá thấp người nuôi nên bổ sung các dưỡng chất có trong thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm phát triển tốt.

 

Tôm sú: Có thể sống trong môi trường với độ mặn khoảng từ 3 – 45‰, phù hợp nhất từ 15 – 20‰.

 

Yếu tố ảnh hưởng đến độ mặn

 

Sự bốc hơi nước: Sự bốc hơi nước do thời tiết nóng là một trong những yếu tố có thể làm thay đổi độ mặn của ao nuôi. Mặc dù sự bốc hơi làm giảm thể tích nước trong ao, nhưng nó không làm cho muối bốc hơi theo, do đó làm tăng độ mặn. Kích thước của diện tích ao cũng ảnh hưởng đến tốc độ bốc hơi. Ao càng lớn, sự bốc hơi có thể xảy ra càng nhanh.

 

Nước mưa: Mưa có thể làm giảm độ mặn của ao nuôi vì hàm lượng muối và pH thấp. Nước mưa cũng có mật độ thấp hơn nước ao, khiến nước mưa đọng lại trên bề mặt ao.

 

Tăng độ mặn

 

Khi độ mặn trong môi trường nước thấp, < 10‰, gây nhiều khó khăn cho quá trình sinh trưởng, phát triển của TTCT. Độ mặn trong nước thấp, thường thiếu nhiều loại khoáng quan trọng như Mg2+, Ca2+, K+,… là những khoáng chất cần cho việc tạo vỏ của tôm. Hiện, người nuôi sử dụng chủ yếu hai cách để tăng độ mặn cho ao nuôi.

 

Bổ sung nước biển hoặc nước mặn: Đây là cách phổ biến nhất để tăng độ mặn cho ao nuôi. Nước biển hoặc nước mặn có độ mặn cao hơn nước ao, do đó khi bổ sung vào ao sẽ làm tăng độ mặn của ao. Tuy nhiên, khi bổ sung nước biển hoặc nước mặn vào ao, cần đảm bảo độ mặn của nước biển hoặc nước mặn phù hợp với độ mặn cần thiết của ao nuôi. Lượng nước bổ sung cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh làm thay đổi đột ngột độ mặn của ao, gây sốc cho tôm. Nên bổ sung nước biển hoặc nước mặn vào ao vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh bổ sung vào buổi trưa nắng nóng.

 

Sử dụng muối: Ngoài nước biển hoặc nước mặn, có thể sử dụng muối để tăng độ mặn cho ao nuôi. Tuy nhiên, cách này ít phổ biến hơn do muối có thể làm tăng pH của ao, ảnh hưởng đến chất lượng nước ao. Khi sử dụng cách này, nên sử dụng muối biển, muối hạt hoặc muối ăn.

 

Lượng muối sử dụng cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh làm thay đổi đột ngột độ mặn của ao, gây sốc cho tôm. Thời điểm sử dụng vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh sử dụng vào buổi trưa nắng nóng.

 

Sử dụng “vi sinh”: Một số loại vi sinh đã được nghiên cứu là có khả năng làm tăng độ mặn cho ao nuôi tôm. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, nên chú ý về liều lượng để tránh tình trạng làm tôm bị ngộ độc.

 

Giảm độ mặn

 

Khi độ mặn quá cao, tôm lột xác rất khó khăn do vỏ dày, ảnh hưởng chu kỳ lột xác, chậm lột xác do lượng muối trong nước lớn, tôm lột xác lâu cứng vỏ, chết lai rai, chết rớt cục thịt. Một số virus, vi khuẩn gây bệnh như đốm trắng, đầu vàng, gan tụy, EHP,… phát triển mạnh ở môi trường có độ mặn cao. Để giảm độ mặn, người nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:

 

– Định kỳ 3 lần/ngày thay nước ao. Lưu ý chỉ thay 20 – 30% lượng nước trong ao.

 

– Chạy quạt nước hết công suất để đảm bảo ôxy cho tôm phát triển mạnh.

 

– Xử lý, kiểm soát mật độ tảo trong ao.

 

– Sử dụng men vi sinh để duy trì môi trường nước thích hợp, xử lý tảo và cân bằng các chỉ số môi trường trong ao.

 

– Khi độ mặn và nhiệt độ đột ngột thay đổi do thời tiết, tiến hành sục khí thường xuyên để tôm không bị stress.

 

Đối với tôm giống, không được giảm độ mặn của ao đột ngột, tôm sẽ bị sốc và chết. Cần cho tôm thích nghi bằng cách giảm độ mặn xuống từ từ. Cụ thể, cần thực hiện theo các bước:

 

– Hạ 3 tiếng/lần, mỗi lần hạ không quá 2‰. Thực hiện cho đến khi độ mặn của ao nuôi và ao thích nghi bằng nhau.

 

– Trong tháng đầu tiên, duy trì độ mặn không thấp hơn 7 – 8‰ để tránh làm tôm bị sốc.

 

– Ở tháng thứ 2, giảm độ mặn bằng cách bổ sung nước ngọt vào ao, cần bổ sung từ từ để kiểm soát độ mặn không xuống dưới 5‰ vì độ mặn quá thấp tôm sẽ bị mềm vỏ, còi cọc, dễ chết.

 

Người nuôi cần lưu ý, không lấy nước trực tiếp từ các hệ thống kênh mương đổ vào ao, cần thiết kế ao lắng với diện tích khoảng 15 – 20% so với diện tích ao nuôi, độ sâu ít nhất là 1,5 m để cung cấp đủ nước cho ao nuôi. Trước khi cấp nước vào ao nuôi, cần để lắng và xử lý tối thiểu 6 ngày.

 

Kiểm soát

 

Để kiểm soát độ mặn, một trong những bước quan trọng phải thường xuyên tiến hành đo độ mặn nước ao. Dưới đây là 3 thiết bị được sử dụng phổ biến để đo độ mặn:

 

Bút đo: Bút đo độ mặn là dụng cụ kiểm tra hàm lượng muối trong nước được ứng dụng nhiều trong ngành thủy sản, kiểm tra độ mặn ao nuôi tôm, cá,… đo độ mặn ao hồ, kênh rạch. Bút đo độ mặn có thiết kế nhỏ gọn, và có khả năng bù trừ nhiệt độ.

 

Khúc xạ kế: Là một thiết bị đo dùng phương pháp đo khúc xạ ánh sáng trong môi trường dung dịch xác định, từ đó giúp người dùng nắm được nồng độ của chất xác định để có đánh giá, nhận định thích hợp.

 

Máy đo độ mặn kỹ thuật số: Loại máy này sử dụng khá đơn giản lại nhỏ gọn, kết quả hiển thị trực tiếp lên màn hình, có thể tự động chuyển đổi, đo nhiều thông số nên được sử dụng khá phổ biến. Thường được sử dụng cho mô hình nuôi diện tích lớn, nhiều ao nuôi.

 

Kiểm tra, đánh giá độ mặn trong ao nuôi tôm giúp người nuôi chủ động trong việc nắm được tình trạng ao, và có thể ứng phó kịp thời với việc thay đổi bất ngờ của độ mặn, đảm bảo cho tôm sinh trưởng tốt nhất.

 

Nguyễn Hằng

Báo Thủy Sản Việt Nam

 

 

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

Địa chỉ:         Lầu 4, tòa nhà Tân Kỷ Nguyên, 43 Tản Đà, p. 10, Q. 5, Tp. HCM

Điện thoại:  (028) 38 539 616  - 19  hoặc  (028) 38.539.625 ( Giờ hành chính )

Hotline:       0908 285 230 (Zalo)  - 0902 802 330 (Zalo)

Email:           sales@songlongvn.com      quang.nguyen@songlongvn.com

Web:             www.songlongvn.com          www.slivn.com           www.thegioithietbivn.com

Tin liên quan
Ảnh hưởng của Cadmi (Cd) đến cây trồng và giải pháp phát hiện sớm bằng thiết bị đo nhanh

Ảnh hưởng của Cadmi (Cd) đến cây trồng và giải pháp phát hiện sớm bằng thiết bị đo nhanh

18-04-2025 08:20:55

Cadmium (Cd) là một trong những kim loại nặng có độc tính cao, thường tồn tại trong đất canh tác do các hoạt động công...

KHÚC XẠ KẾ ĐO ĐỘ NGỌT VÀ THỦY PHẦN MẬT ONG: CÁCH HIỆU CHUẨN - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG - ĐỊA CHỈ MUA UY TÍN

KHÚC XẠ KẾ ĐO ĐỘ NGỌT VÀ THỦY PHẦN MẬT ONG: CÁCH HIỆU CHUẨN - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG - ĐỊA CHỈ MUA UY TÍN

09-04-2025 14:41:56

Máy đo độ ngọt và thủy phần mật ong là thiết bị chuyên dụng dùng để kiểm tra chất lượng mật ong bằng cách xác định...

Kính Hiển Vi Soi Nổi Là Gì? Cấu Tạo, Ứng Dụng, Cách Sử Dụng và Bảo Quản Kính Hiển Vi Soi Nổi Đúng Cách Nhất.

Kính Hiển Vi Soi Nổi Là Gì? Cấu Tạo, Ứng Dụng, Cách Sử Dụng và Bảo Quản Kính Hiển Vi Soi Nổi Đúng Cách Nhất.

08-12-2022 16:06:42

Kính hiển vi soi nổi (stereoscopic microscope) là loại kính hiển vi quang học được thiết kế để quan sát hình ảnh bề mặt...

Kính Hiển Vi Là Gì ? Ứng Dụng, Cách Hướng Dẫn Sử Dụng và Bảo Quản Kính Hiển Vi Tốt Nhất.

Kính Hiển Vi Là Gì ? Ứng Dụng, Cách Hướng Dẫn Sử Dụng và Bảo Quản Kính Hiển Vi Tốt Nhất.

08-12-2022 14:16:00

Kính hiển vi chính là một thiết bị quan sát được thiết kế để quan sát, xem những vật thể mang kích thước nhỏ. Những...

Chat hỗ trợ
Chat ngay