KÍNH HIỂN VI LÀ GÌ ? ỨNG DỤNG, CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI TỐT NHẤT.
1. Kính hiển vi là gì?
- Kính hiển vi là một thiết bị quan sát được thiết kế để quan sát, xem những vật thể mang kích thước nhỏ. Những vật thể này thường sẽ rất khó hoặc không thể nhìn bằng mắt thường của con người. Khoa học nhằm khám phá và kiểm tra những vật thể nhỏ nhờ một thiết bị như vậy được gọi là khoa học hiển vi. Hình ảnh hiển vi của vật thể được phóng đại thông qua một hoặc nhiều thấu kính, hình ảnh này nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục của thấu kính (hoặc các thấu kính). Khả năng quan sát của kính hiển vi được quyết định bởi độ phân giải.
Cha đẻ tạo ra các loại kính hiển vi:
- Năm 1590, con cùng với cha thợ làm kính mắt người Hà Lan: Hans Janssen và Zaccharias Janssen đã phát minh ra kính hiển vi đầu tiên. Sau đó, Anton van Leeuwenhoek (1623 – 1732), Hà Lan, là người đầu tiên chế tạo ra kính hiển vi để quan sát tế bào hồng cầu, nấm, vi khuẩn, tinh trùng và các vi sinh vật trong nước… Từ đó, rất nhiều khám phá và công trình nghiên cứu được công bố, Anton van Leeuwenhoek được coi là “Cha đẻ của khoa học hiển vi – Father of Microscopy) cho dù ông chưa từng được học qua trường lớp nào. Robert Hook (1635 – 1703) đã sử dụng nguồn sáng để quan sát thế giới vi sinh vật bằng kính hiển vi, ông cũng chính là người đầu tiên quan sát được cấu trúc tế bào. Cuốn sách “Hình ảnh hiển vi” được xuất bản năm 1665 đã mô tả rất nhiều đối tượng mà mắt thường không nhìn thấy được. Ông cũng được tôn vinh là “Cha đẻ của khoa học hiển vi người Anh”.
- Trong những thập kỷ gần đây, nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các thế hệ kính hiển vi hiện đại liên tục được giới thiệu và tung ra thị trường với nhiều tính năng ưu việt. Do vậy, rất khó để phân ra chính xác thành từng loại kính hiển vi. Tuy nhiên, một số nhóm kính hiển vi có thể được tóm lược như sau: kính hiển vi quang học (kính hiển vi ánh sáng truyền qua, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi phản pha, kính hiển vi soi ngược, kính hiển vi phân cực, kính hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi đồng tụ,…), kính hiển vi điện tử (kính hiển vi điện tử truyền qua – TEM, kính hiển vi điện tử quét – SEM,…), kính hiển vi quét đầu dò (kính hiển vi lực nguyên tử – AFM, kính hiển vi quét chui hầm – STM, kính hiển vi quang học quét trường gần – SNOM,…)
Bài viết này Song Long sẽ giới thiệu về kính hiển vi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhé!
- Kính hiển vi ánh sáng truyền qua (transmitted light microscope) là loại kính hiển quang học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thường sử dụng một nguồn ánh sáng trắng rọi qua mẫu đặt trên một lam kính để quan sát hình dạng và vi cấu trúc của mẫu. Ảnh của mẫu là hình ảnh hai chiều.
2. Ứng dụng kính hiển vi:
Nếu bạn đang thắc mắc ứng dụng kính hiển vi hay kính hiển vi để làm gì? Bạn chắc chắn sẽ cần tham khảo những thông tin về công dụng kính hiển vi.
Đối với y học, khoa học
- Kính hiển vi đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng để quan sát, tìm kiếm cũng như tìm ra những tế bào trong cơ thể con người. Qua đó, những bác sĩ, nhà y học có thể phát hiện được những tế bào gây bệnh giúp cho việc đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
- Đồng thời, kính hiển vi cũng được sử dụng nhiều trong việc nghiên cữu những phương pháp chữa bệnh lớn. Thiết bị được dùng nhiều trong nghiên cứu sản xuất dược phẩm.
Đối với từng lĩnh vực, ứng dụng của kính hiển vi đều rất quan trọng:
- Trong lĩnh vực Ung thư: có vai trò xác định được tế bào ung thư, giúp xác định môi trường nuôi cấy tế bào ung thư. Đồng thời, dùng để quan sát tế bào trong việc phát triển phương pháp điều trị mới.
- Tiết niệu và phụ khoa: giúp kiểm tra, nhận định được vi sinh vật có trong lát mỏng và thể vẩn.
- Đối với lĩnh vực da liễu: được dùng phổ biến trong kiểm tra, xác định vi sinh vật, soi da để kiểm tra, phát hiện kịp thời các tế bào (dùng chẩn đoán ung thư).
- Phẫu thuật: Kính hiển vi được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật khó, cắt bỏ tế bào siêu nhỏ, nha khoa hỗ trợ bác sĩ quan sát rõ ràng trong quá trình phẫu thuật.
Trong quá trình nghiên cứu, học tập
- Kính hiển vi được coi là một trong những thiết bị không thể thiếu của các phòng nghiên cứu. Thiết bị với nhiều độ phân giải khác nhau sẽ đáp ứng yêu cầu quan sát, hỗ trợ trong việc nghiên cứu tìm ra những sản phẩm mới, các tế bảo mới,..
- Ngoài ra, kính cũng đã có mặt ở các trường học phục vụ quá trình giảng dạy. Học sinh có thể tiến hành quan sát hình ảnh của các tế bào động thực vật hay con người.
Trong sản xuất, kinh doanh
- Kính hiển vi không chỉ được sử dụng phổ biến trong y học, nghiên cứu mà còn có mặt ở trong nhiều ngành sản xuất và kinh doanh. Kính giúp quan sát những chi tiết cực nhỏ, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất: kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra kim cương, đá quý, sản xuất vi mạch điện tử, sửa chữa linh kiện điện tử.
Trong khảo cổ, cổ vật
- Đây cũng là một trong những lĩnh vực cần sử dụng kính hiển vi để giúp các nhà khoa học có thể quan sát được các mẫu vật, các đường nét nhỏ nhất của cổ vật.
- Nhờ vậy, nhà khoa học có thể đưa ra được những đánh giá chính xác về cổ vật. Một số ứng dụng thực hiện như quan sát độ thật giả, quan sát các hóa thạch,…
Trong lĩnh vực môi trường, nước thải
- Kính hiển vi được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải để quan sát các mẫu nước. Từ đó, người kiểm tra có thể phát hiện được các vi sinh vật, các tế bào, các loại trùng, vi khuẩn,…
- Qua đó, người quan sát có thể đánh giá chất lượng mẫu nước có đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu hay không. Đây là một trong những vai trò quan trọng của kính hiển vi.
3. Cấu tạo kính hiển vi:
Gồm các bộ phận chủ yếu sau:
- Nguồn sáng truyền qua (bóng đèn sợi đốt hoặc halogen).
- Tụ quang để hội tụ chùm sáng
- Màn chắn sáng, khẩu độ chắn sáng (nếu có)
- Giá đỡ mẫu (có bộ phận giữ mẫu)
- Bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu (lên, xuống, sang phải, sang trái)
- Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại thích hợp khi quan sát
- Vật kính: là một ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính, để thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu. Vật kính có các độ phóng đại điển hình như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 60x và 100x có thể được lắp đặt trên cùng một mâm vật kính.
- Thị kính: là một ống hình trụ có hai hay nhiều thấu kính, giúp hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt.
- Độ phóng đại điển hình của thị kính là 2x, 5x, 10x.
- Núm chỉnh độ hội tụ (chỉnh thô và chỉnh tinh)
- Ống nối với camera (nếu có).
4. Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi quang học:
Nguyên lý hoạt động kính hiển vi
- Ánh sáng khả kiến từ nguồn được tập trung lại khi đi qua tụ quang để truyền qua mẫu đặt trên lam kính. Sau đó, ảnh của mẫu được tạo thành và phóng đại lần thứ nhất nhờ một thấu kính có tiêu cự ngắn (vài mm) gọi là vật kính. Hình ảnh này có thể tiếp tục được phóng đại lên nhiều lần nhờ thấu kính phóng. Hình ảnh phóng đại cuối cùng của mẫu là ảnh thật, quan sát được nhờ thị kính (có tiêu cực dài hơn rất nhiều so với tiêu cự của vật kính) hoặc được ghi lại nhờ CCD camera. Độ phân giải của ảnh hiển vi quang học bị hạn chế bởi nhiễu xạ. Theo công thức của Abbe – Rayleigh, khoảng cách nhỏ nhất dmingiữa hai điểm có khả năng phân biệt được tính theo công thức:
dmin = 1,22l/2NA
trong đó l là bước sóng ánh sáng, NA = n x sinα được gọi là khẩu độ số của vật kính, n là chiết suất của môi trường mẫu quan sát, α là bán góc mở cực đại của vật kính khi quan sát mẫu.
5. Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi:
Nguyên tắc, quy định chung khi sử dụng
- Người sử dụng kính hiển vi phải được đào tạo cơ bản về kiến thức liên quan.
- Người sử dụng kính lần đầu phải có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm.
- Đọc kỹ hướng dẫn của từng loại kính trước khi thao tác.
Quy trình sử dụng kính hiển vi
- Bật công tắc khối nguồn
- Nhấn công tắc khởi động trên kính
- Đưa bộ lọc sáng vào trục quang học (nếu có)
- Chỉnh tâm hai thị kính vào trục quang học
- Tăng tụ quang (nếu có) đến vị trí cao nhất (sử dụng núm hội tụ tụ quang)
- Lựa chọn vật kính 10x đưa vào trục quang học
- Mở hoàn toàn màn chắn sáng và khẩu độ
- Đưa mẫu và dịch chuyển giá đỡ mẫu đến vị trí phù hợp để quan sát
- Điều chỉnh độ hội tụ
- Điều chỉnh diop và thị kính phù hợp với mắt
- Điều chỉnh độ hội tụ và chuẩn tâm tụ quang
- Lựa chọn vật kính có độ phóng đại mong muốn (lưu ý: khi thay đổi vật kính, có thể không quan sát được hình ảnh của mẫu, do đó phải điều chỉnh độ hội tu và khoảng cách giữa vật kính và mẫu).
- Khi chụp ảnh hoặc quan sát mẫu bằng camera, phải mở chốt ngăn trục quang học (chốt này thường ở ngay dưới ống nối camera)
- Tắt nguồn sau khi quá trình quan sát mẫu kết thúc
6. Duy trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn thiết bị
- Đặt kính ở nơi khô thoáng, không bị nấm mốc.
- Giữ các vật kính và thị kính trong hộp để nơi khô thoáng cùng với chất hút ẩm (túi silicagel, nếu có).
- Tắt nguồn điện và đợi cho nguồn sáng (bóng đèn) nguội hẳn rồi mới che đậy thiết bị.
- Khi không sử dụng kính, phải che phủ cẩn thận để tránh bụi.
- Kính hiển vi phải được hiệu chuẩn và bảo dưỡng định kỳ hệ quang học trong kính theo hướng dẫn của nhà sản xuất (thường từ 3 – 6 tháng/lần). Giữ liên lạc thường xuyên với đại diện của hãng kính hiển vi hoặc đại lý phân phối tại Việt Nam.
7. Quản lý thiết bị
- Phải có người phụ trách kỹ thuật và trang thiết bị: hiểu rõ về nguyên lý cũng như cách sử dụng kính hiển vi, chịu trách nhiệm về tình trạng của kính.
- Có sổ theo dõi sử dụng kính hiển vi: ghi ngày, giờ sử dụng; mẫu quan sát; người sử dụng; tình trạng của kính trước và sau khi sử dụng.
- Khi kính hiển vi có sự cố phải thông báo ngay với cấp trên và liên hệ sửa chữa, bảo dưỡng với kỹ sư đại diện ở Việt Nam của hãng sản xuất kính.
- Khi kính hiển vi bị hỏng không thể khắc phục, phải báo với bộ phận có thẩm quyền để thanh lý thiết bị theo quy định, không tự ý thanh lý thiết bị.
8. Lưu ý khi sử dụng
- Kiểm tra sổ theo dõi sử dụng kính để biết tình trạng của kính.
- Kiểm tra nguồn điện, nguồn sáng cho kính.
- Lau chùi bụi của kính hàng ngày bằng khăn lau sạch
- Không được làm xước, làm bẩn thấu kính, bộ lọc. Nếu thấu kính hay bộ lọc bị bẩn phải lau chùi bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
- Không để đèn phát sáng bị bẩn.
- Không chạm tay vào nguồn sáng, dễ bị bỏng.
- Nguồn sáng tia cực tím của kính hiển vi huỳnh quang có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sử dụng dầu nhúng khi quan sát với vật kính có độ phóng đại lớn (tùy theo từng loại kính và mẫu quan sát)
- Khi kết thúc quá trình quan sát mẫu, phải tắt nguồn điện và che phủ kính cẩn thận.
- Ghi vào sổ theo dõi sử dụng kính.
9. Nơi mua kính hiển vi chất lượng chính hãng, đầy đủ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm:
- Qúy khách nên tránh xa những đơn vị cung cấp các sản phẩm không rõ nguồn gốc, bán hàng nhái, hàng giả hay hàng kém chất lượng. Nguyên nhân rất đơn giản bởi những chiếc kính này có thể nhanh bị hỏng, chất lượng thấu kính kém, quan sát không rõ nét.
- Bạn nên lựa chọn những sản phẩm kính hiển vi chất lượng, chính hãng đảm bảo chức năng quan sát tốt nhất. Hãy lựa chọn những nơi cung cấp các thiết bị với đầy đủ chứng từ, nơi uy tín.
- Bạn có thể tham khảo những sản phẩm kính hiển vi đến từ Song Long – nhà phân phối chuyên cung cấp các thiết bị chính hãng và chất lượng. Bên cạnh kính hiển vi, công ty còn cung cấp đa dạng dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm:
- Đơn vị mang đến những dịch vụ tư vấn chuyên sâu, hướng dẫn sử dụng chi tiết. Đây là điều cần thiết để bạn có thể sử dụng thành thạo máy. Bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Tân Kỷ Nguyên, 43 Tản Đà, p. 10, Q. 5, Tp. HCM
Điện thoại: (028) 38 539 616 - 19 hoặc (028) 38.539.625 ( Giờ hành chính )
Hotline: 0908 285 230 (Zalo) - 0902 802 330 (Zalo)
Email: sales@songlongvn.com quang.nguyen@songlongvn.com
Web: www.songlongvn.com www.slivn.com www.thegioithietbivn.com
** Trên đây là những thông tin chi tiết về kính hiển vi cũng như cách sử dụng kính hiển vi sẽ giúp bạn hiểu thêm hơn về dòng thiết bị này. Qua đó, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin để chọn được loại kính phù hợp.