CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Bảo vệ rừng ngập mặn là gìn giữ cho muôn đời sau [Bài 1]: 'Báu vật' ở cù lao Bắc Phước
Ngày đăng: 11/04/2023

Rừng ngập mặn cù lao Bắc Phước giữ xóm, giữ làng, cung cấp nguồn hải sản phong phú, sinh kế cho người dân và tạo cảnh quan du lịch sinh thái.

 

Rừng ngập mặn trở thành 'báu vật' của người dân cù lao Bắc Phước. Ảnh: Võ Dũng.

Rừng ngập mặn trở thành "báu vật" của người dân cù lao Bắc Phước. Ảnh: Võ Dũng.

 

Dẫn chúng tôi đi xem thành quả của công tác bảo vệ đê điều và rừng ngập mặn của người dân, ông Trương Xuân Luật, Trưởng thôn Bắc Phước phấn khởi cho biết, từ khi có tuyến đê và rừng bần, cuộc sống của người dân đã có nhiều đổi thay.

 

Mỗi mùa mưa lũ tràn về, người dân đã bớt cảnh nơm nớp lo đất đai sạt lở, chạy bão lũ, chạy ăn từng bữa. Con em vùng đất này đã không còn cảnh lũ lượt tha phương cầu thực khắp mọi miền đất nước.

 

Rừng bần chua bao năm qua như bức tường xanh ngày càng vững chãi cùng tuyến đê bao bọc những ngôi làng, chắn sóng giúp người dân an tâm sinh sống, nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất nông nghiệp.

 

“Nhận biết được giá trị to lớn từ rừng bần chua và tuyến đê, nhiều năm qua người dân cù lao Bắc Phước đã ra sức bảo vệ, giữ gìn. Cù lao Bắc Phước là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản, các loài chim hoang dã và trở thành  sinh kế bền vững cho nhiều hộ dân trong vùng. Giữ gìn rừng bần, bảo vệ tuyến đê là giữ gìn cho muôn đời sau” – ông Luật phấn khởi.

 

Trước đây, đời sống của người dân cù lao Bắc Phước gặp muôn vàn khó khăn bởi sự khắc nghiệt và diễn biến thất thường của thời tiết. Nằm ở vùng cửa ngõ đổ ra biển của sông Thạch Hãn, mỗi mùa bão lũ, triều cường dâng cao, nhiều tuyến đê bao quanh khu dân cư, vùng sản xuất do người dân tự xây đắp từ thuở khai thiên lập địa bị xói lở. Đến hẹn lại lên, nhiều diện tích hoa màu bị cuốn trôi, đất đai bị ngập mặn không sản xuất được khiến cuộc sống người dân quẩn quanh với cơ cực, nghèo đói.

 

Cũng vì nghèo đói bủa vây, nhiều người con của vùng đất này đã khăn gói rời làng đi tìm miền đất hứa.

 

“Đó là nỗi lo canh cánh của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Triệu Phước. Có mấy ai muốn rời xa nơi nơi chôn nhau cắt rốn?. Có rừng bần, sinh kế của nhiều hộ dân được đảm bảo, cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp khiến nhiều người càng yêu quê hương hơn” – ông Nguyễn Văn Vui, Chủ tịch UBND xã Triệu Phước phấn khởi.

 

Năm 2006 là thời điểm đánh dấu những thay đổi lớn lao của vùng đất này. Một tuyến đê dài 7,6 km bao quanh làng mạc với kinh phí hàng chục tỷ đồng được đầu tư xây dựng. Để bảo vệ tuyến đê, từ sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cấp và bảo vệ đê điều của Trung ương, rừng bần chua cũng đã được trồng và chăm sóc. Rừng bần lớn lên trước nỗ lực bảo vệ của người dân và chính quyền địa phương. Rừng bần đã chắn sóng, chắn gió, bao bọc chở che làng mạc, người dân và kéo nhiều loài hải sản về đây trú ngụ, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường sinh thái cho vùng và bảo tồn đa dạng sinh học.

 

Có rừng ngập mặn, có tuyến đê chắn sóng, cuộc sống người dân cù lao Bắc Phước đã bớt cơ cực. Ảnh: Võ Dũng.

Có rừng ngập mặn, có tuyến đê chắn sóng, cuộc sống người dân cù lao Bắc Phước đã bớt cơ cực. Ảnh: Võ Dũng.

 

Người dân vùng cù lao Bắc Phước bảo vệ tuyến đê và rừng bần như bảo vệ báu vật của làng. Đến nay, vùng cù lao Bắc Phước đã có hơn 40 ha rừng ngập mặn, chủ yếu là cây bần chua được trồng và phát triển xanh tốt.

 

Sống trong sự bao bọc, chở che của tuyến đê và rừng bần chua, cuộc sống người dân nơi đây đã thực sự khởi sắc. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước đi vào ổn định, người dân không còn cảnh ăn đong từng bữa. Nguồn hải sản khai thác từ rừng ngập mặn đã đảm bảo nguồn sinh kế cho người dân vùng đất này.

 

Ông Trương Xuân Luật, Trưởng thôn Bắc Phước cho biết thêm, giờ đây cù lao Bắc Bắc Phước đã mất đi “đặc sản đói nghèo”. Thay vào đó, từ hiệu quả tuyến đê và rừng bần mang lại, cuộc sống người dân đã khấm khá dần.

 

Trong tương lai, cù lao Bắc Phước còn có thể trở thành nơi tổ chức các hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái. Điều này sẽ giúp người dân cù lao Bắc Phước có cơ hội để phát triển thêm ngành nghề dịch vụ, vươn lên làm giàu.

 

Cù lao Bắc Phước (thuộc xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nằm biệt lập và lọt thỏm giữa hai nhánh sông Thạch Hãn. Vùng cù lao này chỉ rộng khoảng 4km2, với 341 hộ dân, hơn 1,4 nghìn nhân khẩu của 3 làng Duy Phiên, Hà La và Dương Xuân. Từ bao đời nay, cuộc sống người dân cơ cực bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng kể từ khi có tuyến đê và 40 ha rừng bần, cuộc sống người dân cù lao Bắc Phước đã khởi sắc.

 

Võ Dũng - Văn Hùng

Tin liên quan
Nông dân đút túi 250 triệu đồng sau 6 tháng nuôi cua biển

Nông dân đút túi 250 triệu đồng sau 6 tháng nuôi cua biển

08-11-2023 16:26:00

Thay vì nuôi quảng canh phó mặc thời tiết, môi trường, nông dân Hà Tĩnh vừa áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 giai...

Gỡ nút thắt nghề nuôi tôm hùm [Bài 2]: Nút thắt thức ăn, công nghệ

Gỡ nút thắt nghề nuôi tôm hùm [Bài 2]: Nút thắt thức ăn, công nghệ

06-11-2023 14:58:50

Sau giống là nút thắt thức ăn, công nghệ. Bà con nuôi tôm hùm sử dụng thức ăn tươi không chỉ ảnh hưởng nguồn lợi thủy...

Nuôi ba ba Đài Loan, một nông dân thu tiền tỷ mỗi năm

Nuôi ba ba Đài Loan, một nông dân thu tiền tỷ mỗi năm

06-11-2023 09:48:25

Một nông dân Hậu Giang nhân giống thành công ba ba Đài Loan thương phẩm. Mỗi năm, ông cung cấp cho các hộ nuôi khoảng 200.000...

Nuôi cá leo trong lồng, 4 tháng đạt 2kg/con

Nuôi cá leo trong lồng, 4 tháng đạt 2kg/con

06-11-2023 09:26:26

QUẢNG TRỊ Sau 4 tháng, cá leo nuôi trong lồng trên lòng hồ đạt trọng lượng bình quân 1,3kg/con, cá vượt đàn đạt 2,2kg/...

Chat hỗ trợ
Chat ngay