CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : THỨ 2 - THỨ 6, 8:00 - 17:45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Bến Tre chi tiền tỷ nghiên cứu khống chế sâu đầu đen trên dừa
Ngày đăng: 25/02/2021

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen lây lan, gây hại trên cây dừa.

 

Trước thiệt hại nặng nề do sâu đầu đen gây ra trên cây dừa, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Bến Tre đã có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen. Ảnh: Minh Đãm.

Trước thiệt hại nặng nề do sâu đầu đen gây ra trên cây dừa, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Bến Tre đã có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen. Ảnh: Minh Đãm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre giao nguồn vốn cho Sở Khoa học và Công nghệ ký kết với Trường Đại học Nông lâm TP. HCM nghiên cứu đánh giá mức độ gây hại của sâu đầu đen và xây dựng mô hình, đề xuất giải pháp quản lý, phòng trị theo hướng sinh học an toàn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Để sớm khống chế sâu ăn lá dừa, ông Trần Ngọc Tam yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai các công việc trong 18 tháng, kể từ ngày 18/2/2021.

Trước đó, tháng 7/2020, trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre xuất hiện loại sâu lạ tấn công cây dừa. Chúng tấn công ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây dừa, gây thiệt hại từ 70 - 80% diện tích vườn dừa.

Đến nay, sâu đầu đen gây hại tại các huyện Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách và thành phố Bến Tre. Diện tích gây hại đến nay đã trên 50ha.

Bến Tre hiện có hơn 72.000ha đất trồng dừa, sản lượng trên 600 triệu trái/năm. Đây là nguồn thu nhập chính của phần lớn người nông dân tỉnh Bến Tre.

Vì vậy, từ khi phát hiện sâu này đến nay, ngành chức năng rất quan tâm và đang triển khai nhiều biện pháp khống chế.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre, sâu ăn lá dừa còn gọi là sâu đầu đen, có tên khoa học là Opisina arenosella Walker. Loại sâu này từng gây hại cây dừa ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan.

 

Minh Đãm

Nguồn Báo Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

Tin liên quan
Nơi quy tụ nhiều cây mai quý hiếm

Nơi quy tụ nhiều cây mai quý hiếm

29-12-2020 08:57:16

Hiện CLB Mai vàng Sa Đéc có trên 130 hiện vật, gồm hơn 100 chậu mai vàng, 30 cây me cổ thụ của 40 thành viên tham gia, tổng...

Công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa

Công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa

28-12-2020 10:22:14

Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa là một trong những giải pháp giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí,...

NK6275 - giống ngô 'bom tấn'

NK6275 - giống ngô 'bom tấn'

22-12-2020 09:33:44

"Bà con quanh bản cứ hỏi giống gì bắp to thế, nhiều người xuống tận ruộng xin mấy bắp về để… ngắm! Bắp vừa to,...

Nam Định: Một ông nông dân ra giữa đảo trồng bạt ngàn thứ

Nam Định: Một ông nông dân ra giữa đảo trồng bạt ngàn thứ "rau vua", cây tốt bời bời mà bỏ túi hàng chục triệu/tháng

21-12-2020 10:03:53

Sau nhiều tháng miệt mài trồng măng tây rồi chăm sóc, đến nay hơn 2ha loài cây ví như "rau vua" của ông Vũ Văn Quân (56 tuổi)...

Chat hỗ trợ
Chat ngay