CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Bến Tre chi tiền tỷ nghiên cứu khống chế sâu đầu đen trên dừa
Ngày đăng: 25/02/2021

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen lây lan, gây hại trên cây dừa.

 

Trước thiệt hại nặng nề do sâu đầu đen gây ra trên cây dừa, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Bến Tre đã có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen. Ảnh: Minh Đãm.

Trước thiệt hại nặng nề do sâu đầu đen gây ra trên cây dừa, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Bến Tre đã có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen. Ảnh: Minh Đãm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre giao nguồn vốn cho Sở Khoa học và Công nghệ ký kết với Trường Đại học Nông lâm TP. HCM nghiên cứu đánh giá mức độ gây hại của sâu đầu đen và xây dựng mô hình, đề xuất giải pháp quản lý, phòng trị theo hướng sinh học an toàn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Để sớm khống chế sâu ăn lá dừa, ông Trần Ngọc Tam yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai các công việc trong 18 tháng, kể từ ngày 18/2/2021.

Trước đó, tháng 7/2020, trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre xuất hiện loại sâu lạ tấn công cây dừa. Chúng tấn công ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây dừa, gây thiệt hại từ 70 - 80% diện tích vườn dừa.

Đến nay, sâu đầu đen gây hại tại các huyện Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách và thành phố Bến Tre. Diện tích gây hại đến nay đã trên 50ha.

Bến Tre hiện có hơn 72.000ha đất trồng dừa, sản lượng trên 600 triệu trái/năm. Đây là nguồn thu nhập chính của phần lớn người nông dân tỉnh Bến Tre.

Vì vậy, từ khi phát hiện sâu này đến nay, ngành chức năng rất quan tâm và đang triển khai nhiều biện pháp khống chế.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre, sâu ăn lá dừa còn gọi là sâu đầu đen, có tên khoa học là Opisina arenosella Walker. Loại sâu này từng gây hại cây dừa ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan.

 

Minh Đãm

Nguồn Báo Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

Tin liên quan
Nghiên cứu giống chuối kháng bệnh là giải pháp hàng đầu

Nghiên cứu giống chuối kháng bệnh là giải pháp hàng đầu

31-07-2020 15:51:35

Đối với vùng đã nhiễm bệnh héo rũ Panama, cách duy nhất để trồng chuối liên tục là dùng giống kháng bệnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

31-07-2020 15:57:31

Đã đến lúc chúng ta khẳng định vị thế của cây bơ ở Tây Nguyên cũng như một số vùng tiềm năng khác để phát huy lên...

Bệnh chết héo cây keo: Nguyên nhân và biện pháp phòng chống

Bệnh chết héo cây keo: Nguyên nhân và biện pháp phòng chống

31-07-2020 16:54:45

Bệnh chết héo cây keo là vấn đề được ông Nguyễn Văn Thành (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) và nhiều bạn đọc quan...

Làm thế nào để xử lý đất cải tạo pH đất

Làm thế nào để xử lý đất cải tạo pH đất

21-05-2020 17:03:13

Làm thế nào để xử lý đất cải tạo pH đất

Chat hỗ trợ
Chat ngay