CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Bệnh đỏ chân ở tôm thẻ nuôi nước ngọt
Ngày đăng: 06/01/2021

tôm thẻ bị đỏ chân

A. Tôm bị bệnh tự nhiên trong vùng dịch bệnh, B. Tôm được thử nghiệm với SHF1 phân lập. Các mũi tên cho thấy chân bơi và chân bò có màu đỏ.

Bệnh chân đỏ là một bệnh truyền nhiễm đặc trưng trên các loài động vật có chân bơi và chân bò, là mối đe dọa đối với ngành nuôi tôm công nghiệp với tỷ lệ tử vong lên đến 60%.

 

Vi khuẩn A. venetianus gây bệnh đỏ chân trên tôm thẻ nuôi nước ngọt

 

Bệnh đỏ chân trên tôm thẻ được gây ra bởi một số tác nhân như Vibrio anguillarum, Vibrio parahaemolyticus và Providencia rettgeri. Tuy nhiên, có rất ít báo cáo về A. venetianus một vi khuẩn gây bệnh chân đỏ ở tôm thẻ chân trắng nuôi trong nước ngọt.

 

Nghiên cứu thử nghiệm độc lực vi khuẩn bao gồm một nhóm chứng và bốn nhóm nghiệm thức tương ứng với 4 nồng độ khuẩn: 5x104, 5x105, 5x106, 5x107 cfu/ml. Tổng cộng có bốn dòng phân lập khác nhau từ gan tụy của tôm bị bệnh, được đánh số tạm thời từ SHF1 đến SHF4 và chỉ dòng SHF1 là trội nhất. Kết quả thí nghiệm dòng vi khuẩn SHF1cho thấy tỷ lệ chết tích lũy từ 13,3% đến 100% ở tất cả nhóm nghiệm thức với giá trị LD50 là 3,8x105 cfu/ml và có các dấu hiệu đỏ chân tương tự như ở tôm bị bệnh tự nhiên, phù hợp với các triệu chứng lâm sàng được báo cáo trước đây của bệnh chân đỏ.

 

Không tìm thấy ký sinh trùng trong tôm bị bệnh và tất cả tôm trong thử nghiệm, điều này cho thấy bệnh không phải do ký sinh trùng hoặc virus gây ra. Những phát hiện này đã chứng minh rằng SHF1 là tác nhân chính gây bệnh gây chết ở tôm trong thử nghiệm này. Giải trình tự gen 16S rRNA SHF1 cho thấy sự giống nhau đến 99% với chủng A. venetianus. Hơn nữa, SHF1 phân lập có cùng các đặc điểm kiểu hình với A. venetianus. Do đó, những dữ liệu này xác định SHF1 phân lập là A. venetianus.

 

Chi Acinetobacter đã được ghi nhận là vi khuẩn gây bệnh mới nổi trong nuôi trồng thủy sản và đã gây ra tử vong hàng loạt ở cá chép, cá trê, cá trôi ấn độ và cá mè trắng hoa nam. Trong nghiên cứu này, đã xác định được A. venetianus là mầm bệnh tiềm ẩn gây bệnh đỏ chân ở tôm thẻ nuôi nước ngọt, với giá trị LD50 là 3,8x105 cfu/ml, A. venetianus cũng có thể là mối đe dọa đối với việc nuôi tôm. Chắc chắn ngoài độc lực của vi khuẩn A. Venetianus, có thể còn các yếu tố thứ cấp khác gây ra bệnh này như amoniac, làm tăng tính nhạy cảm của tôm với các bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm khả năng miễn dịch.

 

Tác dụng kháng khuẩn của bột Bdellovibrio chống lại SHF1 

Tác dụng kháng khuẩn của bột Bdellovibrio chống lại SHF1 

 

Hầu hết bệnh chân đỏ ở tôm được kiểm soát bằng kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh thường xuyên và phổ biến đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho môi trường. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học được đề xuất nhiều như một chất thay thế tiềm năng cho kháng sinh để điều trị các bệnh do vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, vi khuẩn gram âm Bdellovibrio được đánh giá là một trong những loại men vi sinh có triển vọng nhất. Nó có thể làm giảm nhanh chóng quần thể gây bệnh mang lại hiệu quả bảo vệ đáng kể, chống lại sự nhiễm Aeromonas hydrophila và Vibrio parahaemolyticus ở tôm thẻ chân trắng.

 

Kết quả nghiên cứu này chứng minh bột Bdellovibrio ở liều 0,8 mg/l ức chế sự phát triển của SHF1, và giảm mật độ tế bào vi khuẩn 99,96% sau khi sử dụng trong 120 giờ so với đối chứng. Vì vậy, 0,8 mg/l bột Bdellovibrio được chọn để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh A. venetianus.

 

Nghiên cứu này cũng chứng minh được các loài acinetobacter có khả năng kháng lại nhiều loại chất kháng khuẩn, bao gồm penicillin, cephalosporin và tetracycline. Điều này cũng được quan sát thấy ở A. venetianus (SHF1), do đó không nên đánh giá thấp việc kiểm soát mầm bệnh này. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng bột Bdellovibrio, một chế phẩm sinh học an toàn cho tôm thẻ ở liều 0,8 mg/l cho thấy tác dụng đáng kể chống lại A. venetianus, với tỷ lệ sống sót tương đối là 72,0% sau khi nhiễm A. venetianus trong sáu ngày. Điều này có thể là do bdellovibrios và các chất sinh miễn dịch khác từ bột Bdellovibrio có thể tạo ra phản ứng miễn dịch nguyên thủy ở tôm và ngay lập tức tạo cơ hội cho tôm chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

 

Tóm lại, nghiên cứu này đã xác định A. venetianus là một mầm bệnh tiềm ẩn gây bệnh đỏ chân ở tôm thẻ chân trắng nuôi nước ngọt và sử dụng bột Bdellovibrio là một cách tiếp cận hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm A. Venetianus trên tôm thẻ. 

 

Acinetobacter  venetianus, a potential pathogen of red leg disease in freshwater-cultured whiteleg shrimp Penaeus vannamei by Xiaodong Huang, Yin Gu, Huihua Zhou, LaXu, Haipeng Cao, Chunlei Gai.

 

Sương Phạm 

Nguồn Tép Bạc

 

Song Long

Tin liên quan
Cá vụ ba quẩy trên đồng lúa

Cá vụ ba quẩy trên đồng lúa

14-11-2023 14:53:06

Sau vụ lúa hè thu, người dân xã Tân Thủy đắp bờ, giăng lưới khắp đồng ruộng, chờ mưa để thả giống cá vụ ba, vụ...

Phòng bệnh trên tôm nuôi vụ đông

Phòng bệnh trên tôm nuôi vụ đông

14-11-2023 13:20:02

QUẢNG NINH Trước diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, đặc biệt là thời điểm cuối năm, công tác phòng chống dịch...

Làm giàu bên kênh thủy lợi [Bài1]: Công nghệ nuôi 'nhân sâm nước'

Làm giàu bên kênh thủy lợi [Bài1]: Công nghệ nuôi 'nhân sâm nước'

14-11-2023 13:14:04

TÂY NINH Nhờ nước sạch từ kênh thủy lợi và ứng dụng công nghệ, mô hình nuôi cá chạch lấu của anh Nguyễn Phúc Mến...

Mô hình tuần hoàn nước giúp người nuôi tôm giảm xả thải ra môi trường

Mô hình tuần hoàn nước giúp người nuôi tôm giảm xả thải ra môi trường

13-11-2023 14:31:50

BẠC LIÊU Mô hình tuần hoàn nước trong nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân giảm xả thải ra môi trường.

Chat hỗ trợ
Chat ngay