CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : THỨ 2 - THỨ 6, 8:00 - 17:45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Bỏ phố về quê, khởi nghiệp với nho Hạ Đen
Ngày đăng: 07/03/2022

HÀ NỘI Mô hình trồng nho Hạ Đen của kỹ sư trẻ Hoàng Văn Cương không chỉ bán lấy quả, thu nhập cao mà còn làm vườn sinh thái để phát triển du lịch.

 

Mô hình trồng nho Hạ Đen của chàng kỹ sư trẻ Hoàng Văn Cương (quê ở xã Khai Thái, Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ bán lấy quả mà còn làm vườn sinh thái để phát triển du lịch. Vườn nho đã bắt đầu đón khách địa phương đến tham quan, mọi người được tự tay hái nho thưởng thức trong vườn.

 

Sau khi tốt nghiệp loại ưu Đại học Nông lâm Bắc Giang, anh Hoàng Văn Cương được nhận vào làm tại một doanh nghiệp. Công việc, thu nhập khiến nhiều sinh viên mới ra trường như anh mơ ước. Thế nhưng đùng một cái, anh Cương từ bỏ phố, về quê trồng nho Hạ Đen. Đầu năm 2019, anh bắt đầu khăn gói về quê bắt tay vào thực hiện kế hoạch của mình.

 

Những trái nho Hạ Đen đã giúp anh Hoàng Văn Cương thành công bước đầu. Ảnh: Xuân Hiền.

Những trái nho Hạ Đen đã giúp anh Hoàng Văn Cương thành công bước đầu. Ảnh: Xuân Hiền.

 

"Khi thông báo nghỉ việc, bố mẹ đều phản đối vì có công ăn việc làm đang ổn định ở thành phố, lại về nhà làm nông nghiệp thì vất vả, bấp bênh. Nhưng không lung lay ý chí, tôi vẫn quyết tâm mua nguyên vật liệu về làm mái che, giàn để trồng nho", anh Cương kể,

Ngay từ đầu, Cương đã đầu tư một cách bài bản, khoa học, với hệ thống nhà giàn, có mái che, hệ thống bón phân tự động, tưới nước nhỏ giọt, quy trình trồng nho theo VietGAP để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

Cùng với quyết tâm cao, ý chí và nghị lực của mình, cộng với vốn kiến thức có sẵn nên mô hình trồng nho của Cương đã phát triển rất tốt. Hiện nay, Cương đã mở rộng thêm diện tích trồng nho tại Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích 0,6ha; ở huyện Đan Phượng; Hữu Lũng (Lạng Sơn) và 1ha tại xã Hồng Thái, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.

 

"Khi mới trồng, tôi chủ yếu dùng phân vô cơ, nhưng thấy cây chậm phát triển, nên bắt đầu chuyển đổi sang bón phân hữu cơ, cây phát triển tốt, mang lại thu nhập cao hơn so với làm vô cơ. Ngoài ra, sản phẩm bán ra thị trường đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng", Cương tâm sự.

 

Với kiến thức có được, vườn nho của anh Cương tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật nên đã thành công ngay từ những vụ đầu. Ảnh: Xuân Hiền.

Với kiến thức có được, vườn nho của anh Cương tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật nên đã thành công ngay từ những vụ đầu. Ảnh: Xuân Hiền.

 

Sau hơn 2 năm vất vả cùng niềm đam mê, giàn nho đã cho trái ngọt, bình quân mỗi năm nho cho thu hoạch 2 vụ, vụ hè sẽ thu hoạch vào tháng 5, vụ còn lại thu hoạch vào tháng 11, 12.

 

Do quy trình trồng đảm bảo kỹ thuật, phòng bệnh tốt nên mỗi 1ha cho thu hoạch 10 tấn nho/năm, nếu bán với giá 150.000 đồng/kg sẽ cho lãi từ 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm, gấp nhiều lần so với trồng các loại cây hoa màu khác.

 

Đây quả là con số không hề nhỏ đối với tràng kỹ sư trẻ, nhưng với niềm đam mê của mình, Cương luôn quan niệm rằng, “Rủi ro cao luôn đi kèm với cơ hội lớn".

Sản lượng nho thu hoạch chủ yếu cung cấp cho hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào canh tác, Cương thành công khi đem được giống cây ăn quả giá trị cao về trồng tại địa phương.

 

Đến nay, sản phẩm nho của chàng kỹ sư trẻ Hoàng Văn Cương đã đạt tiêu chuẩn theo quy trình VietGAP, bảo đảm an toàn về các chỉ số khi tung ra thị trường.

 

HIỀN NGUYỄN

Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Trái dâu da lạ miệng ở Kiên Giang hút khách, nông dân phấn khởi vì bán được giá

Trái dâu da lạ miệng ở Kiên Giang hút khách, nông dân phấn khởi vì bán được giá

08-05-2025 09:15:36

Nhiều nông dân huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) bắt đầu thu hoạch vụ dâu da. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, vụ...

Dệt tương lai từ nong kén: Câu chuyện lập nghiệp của chị Hoàng

Dệt tương lai từ nong kén: Câu chuyện lập nghiệp của chị Hoàng

07-05-2025 09:19:28

Từ trồng dâu, nuôi tằm, mua bán kén tằm, gia đình chị thu về gần 300 triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, không chỉ giỏi...

Sơn La: Chủ động đảm bảo đầu ra cho nông sản địa phương

Sơn La: Chủ động đảm bảo đầu ra cho nông sản địa phương

29-04-2025 14:00:43

Đảm bảo đầu ra cho nông sản, UBND huyện Mường La ban hành kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị...

Đức Lạng phát triển kinh tế nhờ nghề nuôi ong lấy mật

Đức Lạng phát triển kinh tế nhờ nghề nuôi ong lấy mật

28-04-2025 09:22:03

Xã Đức Lạng hiện có 600 ha vườn đồi, trong đó có 180 ha vườn cây ăn quả. Với lợi thế này, nghề nuôi ong lấy mật...

Chat hỗ trợ
Chat ngay