CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Bùng phát bệnh khảm lá sắn
Ngày đăng: 18/03/2021

Đây là vụ thứ 3 liên tiếp, tỉnh Quảng Ngãi bùng phát bệnh khảm lá sắn với hàng ngàn ha diện tích bị nhiễm bệnh và đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng.

 

Bệnh khảm lá sắn đã bùng phát tại nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: L.K.

Bệnh khảm lá sắn đã bùng phát tại nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: L.K.

 

Quảng Ngãi là địa phương có diện tích trồng sắn tương đối và phân bố khắp các huyện, thị xã, thành phố. Vụ sản xuất năm 2020, tỉnh này có hơn 16.000ha diện tích canh tác cây sắn với sản lượng đạt hơn 311.000 tấn.

 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, vụ sắn năm 2021, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã xuống giống được hơn 14.200ha sắn nhưng đã thống kê được hơn 2.400ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá tập trung tại các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, TP Quảng Ngãi và Bình Sơn.

 

Đặc biệt, huyện Sơn Hà là địa phương có diện tích sắn bị nhiễm nhiều nhất với khoảng 2.000 ha. Diện tích này bùng phát mạnh nhất bắt từ đầu tuần và xuất hiện trên 2 giống chủ yếu là KM140 và KM94, nhiễm nặng hơn ở giống KM140. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, tỉnh này bùng phát bệnh khảm lá sắn.

 

Vào năm 2019, Quảng Ngãi có khoảng 600ha bị nhiễm, đến năm 2020 diện tích nhiễm bệnh lên đến 4.800ha. Vụ năm nay, dù người dân mới xuống giống được từ 1 – 3 tháng nhưng bệnh khảm lá đã nhanh chóng lây lan trên diện rộng. Do đó, khả năng trong thời gian tới, diện tích sẽ không dừng lại ở con số này mà còn tiếp tục tăng cao.

 

Trước đó, nhận định được mức độ nguy hiểm của bệnh khảm lá sắn, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá trên cây sắn do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Vào đầu vụ sản xuất sắn năm 2021, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của lãnh đạo các địa phương và các sở, ngành liên quan để bàn về giải pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn.

 

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các huyện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giúp người trồng sắn hiểu được đặc điểm, tác hại và cơ chế lây lan của bệnh. Từ đó đã đưa ra các giải pháp như: Không lấy hom giống trên các vùng bị nhiễm bệnh để làm giống; tăng cường phát hiện sớm và tiêu hủy những cây bị bệnh ngay từ đầu; phun thuốc trừ bọ phấn để tránh lây lan, phát tán mầm bệnh.

 

Ngoài ra, đối với những vùng đã bị nhiễm bệnh nặng và những vùng có ưu thế thì nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng để cắt nguồn bệnh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Vĩnh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi thì bệnh khảm lá vẫn xuất hiện trên địa bàn tỉnh là do người dân vẫn sử dụng nguồn giống, hom giống từ các vùng đã bị bệnh và bọ phấn trắng đã làm lây lan mầm bệnh.

 

Cũng theo ông Vĩnh, hiện nay, đối với những diện tích bị bệnh thì UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu được tác hại và đồng thuận nhổ bỏ những cây bị bệnh để tiêu hủy; dùng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ bọ phấn trắng và tiến hành sử dụng nguồn giống sạch trồng dặm lại những vùng đã nhổ bỏ, tiêu hủy để kịp thời vụ.

 

Về nguồn giống thì vừa qua, Cty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi đã tổ chức mua giống sắn từ các vùng không có bệnh khảm lá để cung cấp cho người dân. Theo kế hoạch, Cty dự kiến cấp phát khoảng 1.000ha. Tuy nhiên, tìm phôi giống an toàn, sạch bệnh là rất khó.

 

Để chủ động nguồn giống, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ liên kết với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lập dự án sản xuất giống cung cấp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, về phía Chi cục đã chỉ đạo phòng chuyên môn tham mưu, báo cáo Sở NN-PTNT để trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá cấp tỉnh”, ông Vĩnh cho biết.

 

LÊ KHÁNH

Nguồn Báo Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

Tin liên quan
Bệnh vàng lá thối rễ cam, quýt

Bệnh vàng lá thối rễ cam, quýt

06-09-2020 17:46:14

Cam, quýt là cây trồng có giá trị kinh tế cao, vì vậy diện tích và sự đầu tư không ngừng tăng lên. Tuy nhiên bệnh vàng...

Nam Định: Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa mùa

Nam Định: Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa mùa

03-09-2020 14:55:01

Từ đầu vụ đến nay, thời tiết ở Nam Định tương đối thuận lợi nên lúa mùa sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện các...

Phòng trừ ruồi đục trái, trị bệnh thối trái trên cây mít.

Phòng trừ ruồi đục trái, trị bệnh thối trái trên cây mít.

01-09-2020 13:50:43

Mít là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng. Vì thế, diện tích trồng mít ngày càng mở rộng với nhiều...

Bắc Giang: Tích cực phòng trừ bệnh vàng lá hại cây có múi

Bắc Giang: Tích cực phòng trừ bệnh vàng lá hại cây có múi

01-09-2020 11:57:01

Trên địa bàn các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) đã xuất hiện bệnh vàng lá hại cây có múi, chủ...

Chat hỗ trợ
Chat ngay