CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Có phương án cụ thể phòng, chống dịch bệnh thủy sản sát với thực tiễn
Ngày đăng: 03/04/2023

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu Cục Thú y có phương án cụ thể trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản và phải bám sát thực tiễn.

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị giao ban khối Thú y quý 1/2023. Ảnh: Quang Linh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị giao ban khối Thú y quý 1/2023. Ảnh: Quang Linh.

 

Dịch bệnh trên tôm, cá tra chiều hướng tăng

Báo cáo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội nghị giao ban khối Thú y quý 1/2023, ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, từ đầu năm đến 29/3, tình hình dịch bệnh trên động vật được kiểm soát tốt.

 

Trong đó, cả nước chỉ xảy ra 5 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 4 tỉnh, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước; 81 ổ dịch dịch tả lợn Châu Phi tại 25 tỉnh, giảm 86% cùng kỳ; 15 ổ dịch lở mồm long móng tại 6 tỉnh; 23 ổ dịch viêm da nổi cục tại 5 tỉnh, giảm 86% so với cùng kỳ; 63 ca bệnh dại trên động vật tại 20 tỉnh; 11 ca tử vong trên người do bệnh dại tại 7 tỉnh, thành phố, giảm 12 ca so với cùng kỳ năm trước.

 

Bên cạnh đó, tổng số gia cầm mắc bệnh là 6.094 con, chết và tiêu hủy là 6.739 con, giảm 80% so với cùng kỳ, tổng số lợn bị tiêu hủy là 3.282 con, giảm 88% so với cùng kỳ; số gia súc bị tiêu hủy là 29 con, giảm 92% so với cùng kỳ. 

 

Về tình hình dịch bệnh trên thủy sản, trong 3 tháng đầu năm, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại gần 3.024ha, giảm 63%. Trong đó, bệnh đốm trắng xảy ra tại 54 xã thuộc 7 tỉnh, thành phố, tổng diện tích thiệt hại là 214ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra tại 34 xã thuộc 7 tỉnh, thành phố, diện tích tôm nuôi bị bệnh là 168ha, tăng 28%.

 

Dịch bệnh trên cá tra xảy ra tại 41 xã của 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long, tổng diện tích bị thiệt hại là 90ha, tăng 7,5% so với cùng kỳ 2022. Tính đến nay, cả nước đã có 31 cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó có 28 cơ sở sản xuất tôm đạt an toàn dịch bệnh và 3 cơ sở sản xuất cá cảnh an toàn dịch bệnh để xuất khẩu.

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu thời gian tới Cục Thú y cần giám sát chặt chẽ dịch bệnh thủy sản. Ảnh: Quang Linh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu thời gian tới Cục Thú y cần giám sát chặt chẽ dịch bệnh thủy sản. Ảnh: Quang Linh.

 

Đặc biệt lưu ý các dịch bệnh trên thủy sản

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Cục Thú y đã hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trên động vật. Tuy nhiên, thời gian tới, Cục cần đặc biệt lưu ý tới các dịch bệnh trên thủy sản trên cá tra và tôm khi ngành nuôi trồng thủy sản đang thường xuyên phải đối mặt với diễn biến thời tiết cực đoan.

 

Đặc biệt, hiện mới chỉ xây dựng được các cơ sở an toàn dịch bệnh đối với một số doanh nghiệp lớn sản xuất tôm giống, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa quan tâm tới việc xây dựng an toàn dịch bệnh, số lượng cơ sở giống có giám sát dịch bệnh và đạt điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh vẫn chưa nhiều.

 

Bên cạnh đó, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với ngành thủy sản, hoạt động phòng, chống dịch bệnh cần có phương án cụ thể, quan trắc phải gắn với dự báo dịch bệnh, không được xa vời thực tiễn.

 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng yêu cầu Cục Thú y rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân sản xuất, kinh doanh, đầu tư vào ngành.

 

Trong năm 2023, ngành thú y cũng đã lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đó là tăng cường theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên tôm ở các địa phương, tổ chức giám sát dịch bệnh tại các vùng nuôi. Tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh tại một số vùng nuôi trọng điểm.

 

Cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ ở an toàn dịch bệnh, hỗ trợ phối hợp với các chi cục chăn nuôi, thú y địa phương thẩm định, công nhận an toàn dịch bệnh đối với các cơ sở sản xuất tôm giống.

 

Đồng thời, Cục Thú y cũng tăng cường công tác kiểm dịch trên tôm giống, kiểm dịch chặt chẽ tôm giống xuất và nhập trên địa bàn các địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống dịch và tìm hiểu quy định quốc tế để hỗ trợ các cơ sở trong phòng chống dịch, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

 

Quang Linh

Tin liên quan
Thanh Hóa sinh sản nhân tạo giống ngao trắng thành công

Thanh Hóa sinh sản nhân tạo giống ngao trắng thành công

16-12-2020 09:23:22

Ngao trắng (Meretrix lyrata) là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam, nhưng trước đây...

Vi sinh vật từ rừng ngập mặn tiềm năng xử lý nước nuôi tôm

Vi sinh vật từ rừng ngập mặn tiềm năng xử lý nước nuôi tôm

14-12-2020 09:47:34

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh học của vùng Tây Bắc (CIBNOR) phân tích vi sinh vật từ các khu vực...

Acid erucic - Chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn cá trắm cỏ

Acid erucic - Chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn cá trắm cỏ

10-12-2020 09:43:55

Làm suy giảm rõ rệt các phản ứng miễn dịch bảo vệ ruột cá. Cá trắm cỏ là loài có sản lượng nuôi rất lớn trên...

Dinh dưỡng cho động vật thủy sản và các vấn đề liên quan

Dinh dưỡng cho động vật thủy sản và các vấn đề liên quan

09-12-2020 08:48:23

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin. Đây...

Chat hỗ trợ
Chat ngay