CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Dự báo nuôi trồng thủy sản gặp khó trong mùa mưa
Ngày đăng: 11/07/2023

CÀ MAU Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Với khoảng 280.000ha nuôi trồng thủy sản, địa phương đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức.

 

Ngành nuôi trồng thủy sản dự báo sẽ gặp khó khăn trong mùa mưa. Ảnh: Trọng Linh.

Ngành nuôi trồng thủy sản dự báo sẽ gặp khó khăn trong mùa mưa. Ảnh: Trọng Linh.

 

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động lớn đối với ngành nuôi nuôi trồng thủy sản (NTTS) của nước ta. Theo ước tính, BĐKH có thể gây thiệt hại về sản lượng nuôi trồng thủy sản lên tới 40%. Tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động lớn của BĐKH, với diện tích NTTS khoảng 280.000ha, ngành thủy sản của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

 

Nhằm ứng phó với ĐBKH, chủ động trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Cà Mau đã không ngừng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, quy hoạch vùng để chủ động thích thi với thời tiết bất thường như hiện nay, đặc biệt là trong mùa mưa.

 

Ông Ðỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết: Thời gian qua đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Nam bộ lấy mẫu quan trắc môi trường nước mặt tại 11 điểm quan trắc trên các tuyến sông đầu nguồn trên địa bàn tỉnh. 

 

Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu như: Nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, COD, chỉ tiêu vi sinh Vibrio parahaemolyticus đều nằm trong giới hạn cho phép và thích nghi cho thuỷ sản nuôi phát triển.

 

Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu môi trường nước có giá trị nằm ngoài ngưỡng cho phép. Cụ thể như, chỉ tiêu ô xy hoà tan (DO) trên các tuyến sông: Lương Thế Trân, sông Thị Tường và kênh Ðội Cường có hàm lượng từ 2-2,5 mg/lít, thấp hơn ngưỡng cho phép, giá trị này không thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

 

Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo đến người nuôi trồng thủy sản một số biện pháp chăm sóc tôm nuôi để phòng tránh thiệt hại trong sản xuất như cải tạo ao, vuông thật kỹ, đúng quy trình để loại bỏ mầm bệnh còn tồn đọng. Ảnh: Trọng Linh.

Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo đến người nuôi trồng thủy sản một số biện pháp chăm sóc tôm nuôi để phòng tránh thiệt hại trong sản xuất như cải tạo ao, vuông thật kỹ, đúng quy trình để loại bỏ mầm bệnh còn tồn đọng. Ảnh: Trọng Linh.

 

Chỉ tiêu N-NO2- trên các tuyến sông ngã ba Vàm Ðầm, sông Ðầm Dơi, sông Cái Ðôi, ngã ba Vàm Ðình, Lương Thế Trân, sông Cái Ðôi Vàm, sông Ðường Kéo, kênh Ðội Cường, sông Thị Tường và kênh Tân Hưng có hàm lượng từ 0,08~0,23mg/lít, vượt ngưỡng cho phép từ 1,50~4,7 lần, giá trị này không thích hợp cho thuỷ sản nuôi phát triển.

 

Ngoài ra, chỉ tiêu N-NH4+ trên các tuyến sông ngã ba Vàm Ðầm, sông Ðầm Dơi, sông Cái Ðôi, ngã ba Vàm Ðình, Hoà Mỹ - Cống Ðá, Lương Thế Trân và sông Thị Tường có hàm lượng khoảng 1~2,3 mg/lít, vượt ngưỡng cho phép từ 1,1~2,5 lần, giá trị này không thích hợp cho thủysản nuôi phát triển...

 

Hiện nay, Cà Mau đã vào mùa mưa, dự báo sẽ có nhiều cơn mưa lớn trong thời gian tới, nhiệt độ thấp nhất từ 25-26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ C. Trước tình hình trên, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo đến người NTTS một số biện pháp chăm sóc tôm nuôi để phòng tránh thiệt hại trong sản xuất như cải tạo ao, vuông thật kỹ, đúng quy trình để loại bỏ mầm bệnh còn tồn đọng. Chủ động nguồn nước sạch và có nơi trữ nước để cung cấp, thay nước cho ao, vuông nuôi khi cần thiết; hạn chế trao đổi nước trực tiếp với môi trường bên ngoài sông, rạch khi chưa qua xử lý.

 

Tập trung gia cố bờ bao, cống để tránh sạt lở và nước tràn bờ làm thủy sản thất thoát. Trong những ngày có mưa, hộ nuôi cần tháo bỏ lớp nước mặt trong và sau khi mưa, đồng thời tăng cường quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước. Chủ động giảm hoặc ngưng cho tôm ăn trong thời gian mưa. Sau khi mưa cần bổ sung các chất tăng sức đề kháng, chế phẩm vi sinh giúp ổn định môi trường, hạn chế khí độc trong ao, vuông nuôi.

 

Theo ông Sỹ, một trong những yếu tố quan trọng khác là người nuôi cần lựa chọn con giống chất lượng, đã qua xét nghiệm để thả nuôi, thả tôm với mật độ vừa phải, đối với tôm thẻ chân trắng nuôi ao đất mật độ 60-70 con/m2, ao lót bạt 100-150 con/m2, đối với tôm sú 15-20 con/m2.

 

Theo báo cáo trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm thâm canh bị bệnh 31,5 ha; tôm quảng canh cải tiến bị bệnh hơn 12.800 ha, mức độ thiệt hại từ 35-80% diện tích tôm nuôi bị bệnh. Diện tích cua nuôi quảng canh kết hợp tôm bị bệnh hơn 14.160 ha, xảy ra rải rác ở các huyện, mức độ thiệt hại từ 20-60%, đã được cán bộ cơ sở hướng dẫn phòng bệnh tổng hợp.

 

Quốc Việt - Trọng Linh

Báo Dân Việt

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Chất lượng giống cá tra chưa được kiểm soát tốt

Chất lượng giống cá tra chưa được kiểm soát tốt

09-08-2023 10:52:38

Cần Thơ kiến nghị lập thương hiệu giống cá tra chất lượng, thông qua liên kết sản xuất giống 3 cấp với các tỉnh ĐBSCL,...

Chủ động phòng, chống dịch bệnh các đối tượng nuôi trồng thủy sản

Chủ động phòng, chống dịch bệnh các đối tượng nuôi trồng thủy sản

09-08-2023 10:46:27

Để nuôi trồng thủy sản nước lợ năm 2023 hiệu quả, tỉnh Phú Yên triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, cũng...

Hạn chế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Vùng tôm - lúa VietGAP chuẩn hóa quy trình nuôi

Hạn chế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Vùng tôm - lúa VietGAP chuẩn hóa quy trình nuôi

08-08-2023 11:53:03

Nông dân Kiên Giang ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi tôm - lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn mã số vùng nuôi để truy xuất...

Xuất khẩu cá tra cuối năm có dấu hiệu phục hồi nhẹ

Xuất khẩu cá tra cuối năm có dấu hiệu phục hồi nhẹ

07-08-2023 10:10:07

ĐBSCL Theo kịch bản dự báo của VASEP, dự báo tích cực nhất là kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam trong cả năm 2023 sẽ...

Chat hỗ trợ
Chat ngay