CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : THỨ 2 - THỨ 6, 8:00 - 17:45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Giá mít Thái hôm nay 21/7: Giá mít đã tăng thêm 3.000 đồng/kg, khi nào bao trái là tốt nhất để phòng ruồi vàng?
Ngày đăng: 22/07/2022

Giá mít Thái hôm nay 21/7 tại ĐBSCL tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, giá mít Thái tăng (trong 3 ngày tăng tổng cộng 3.000 đồng/kg). Khi nào bao trái là tốt nhất để phòng ruồi vàng tấn công?

 

Giá mít Thái hôm nay 21/7: Giá mít tiếp tục tăng

Giá mít Thái hôm nay 21/7 tại ĐBSCL tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, giá mít Thái tăng (trong 3 ngày tăng tổng cộng 3.000 đồng/kg).

Giá mít Thái hôm nay 21/7: Giá mít đã tăng thêm 3.000 đồng/kg, khi nào bao trái là tốt nhất để phòng ruồi vàng? - Ảnh 1.

Giá mít Thái hôm nay 21/7 tại ĐBSCL tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, giá mít Thái tăng (trong 3 ngày tăng tổng cộng 3.000 đồng/kg). Khi nào bao trái là tốt nhất để phòng ruồi vàng tấn công? Ảnh minh họa, nguồn facebook

Tại Tiền Giang, các vựa báo giá mua mít Kem lớn 13.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 7.000 đồng/kg.

Cụ thể, vựa mít Lên 68 ở xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang báo giá mua mít Kem lớn 13.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 7.000 đồng/kg.

Vựa Thành Công ở Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cũng mua mít Kem lớn 13.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 7.000 đồng/kg.

Cũng tại Tiền Giang, các thương lái vào vườn cắt mít mua mít Kem lớn từ 11.000 đồng/kg, giá mít Kem nhỏ từ 5.000 đồng/kg.

Tại Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và TP.Cần Thơ, các vựa cho hay, giá mít Thái hôm nay 21/7 tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó.

Theo đó, các vựa mua mít Kem lớn từ 12.000 đồng/kg, giá mít Kem nhỏ 6.000 đồng/kg. Tại vườn, các thương lái mua mít Kem lớn từ 10.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 4.000 đồng/kg.

 

Đối với mít chợ vẫn giữ giá, các vựa mua mít chợ loại 1 từ 4.000 đồng/kg, mít chợ loại 2 là 2.000 đồng/kg. Tại vườn, mít chợ loại 1 chỉ từ 3.000 đồng/kg, mít chợ loại 2 từ 1.000 đồng/kg.

 

Khi nào bao trái là tốt nhất để phòng ruồi vàng tấn công?

Theo một số người dân trồng mít Thái xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, vào mùa mưa ruồi vàng tấn công vườn mít Thái rất nhiều, nếu không phòng trước sẽ làm cho mít trái trong vườn thiệt hại nặng về năng suất, bán không ai mua.

"Khi ruồi vàng xuất hiện trong vườn, sẽ sinh sản đàn nhanh và bám vào trái, làm trái hư, thối. Những trái này coi như bỏ trong khi đó đã tốn nhiều công sức, tiền đầu tư" - anh Nguyễn Văn Bình ở xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nói.

Theo anh Bình, để hạn chế ruồi vàng tấn công trái mít Thái, phải bao trái bằng túi lưới vào lúc nhị phấn vừa rụng hết, gai mít nở đều, tức trái mít Thái vừa thụ phấn xong.

"Nên ưu tiên bao trái càng sớm càng tốt, nếu bao muộn, ruồi vàng đã tấn công vào trái thì coi như hư trái đó. Trước khi bao trái, phải phân thuốc ngừa nấm bệnh, ngừa bệnh xở đen" - anh Bình cho hay.

 

Duy Khánh

Dân Việt

 

Song Long

 

 

 

 

Tin liên quan
Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống

11-10-2023 16:32:38

Tỉnh Phú Yên chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống vào địa bàn tỉnh.

Trồng ngô trên đất lúa bỏ hoang, bà con thiểu số thu nhập khá

Trồng ngô trên đất lúa bỏ hoang, bà con thiểu số thu nhập khá

11-10-2023 16:25:00

QUẢNG TRỊ Thay vì phải bỏ hoang ruộng do thiếu nước trong vụ hè thu, cây ngô được đưa vào sản xuất và cho hiệu quả...

Cần đầu ra ổn định cho quả táo mèo

Cần đầu ra ổn định cho quả táo mèo

10-10-2023 10:13:36

YÊN BÁI Để cây táo mèo mang lại giá trị cao hơn cho bà con vùng cao, rất cần giải bài toán chế biến, tiêu thụ loại quả...

Nhận diện điểm nghẽn để phát triển nuôi biển công nghiệp Chuyển đổi để tồn tại

Nhận diện điểm nghẽn để phát triển nuôi biển công nghiệp Chuyển đổi để tồn tại

09-10-2023 14:38:47

Nuôi biển truyền thống đã bộc lộ nhiều bất cập, hiệu quả kinh tế ‘giậm chân tại chỗ’, gây ô nhiễm môi trường,...

Chat hỗ trợ
Chat ngay