CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Giải pháp căn cơ phát triển thủy sản
Ngày đăng: 09/08/2020

Giải pháp căn cơ phát triển thủy sản

(Thủy sản Việt Nam) - Thủy sản là một trong những lĩnh vực quan trọng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sau thời gian dài phát triển nóng, ngành hàng này đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn cả nội tại lẫn khách quan. Việc xây dựng một chiến lược mới cho sự phát triển thủy sản đã và đang được đặt ra.

 

Nhận định xác thực

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Nam, cho biết các hiệp định thương mại được phê duyệt là “tấm hộ chiếu” cho sản phẩm thủy sản Việt Nam xâm nhập vào nhiều thị trường trên thế giới. Nhu cầu thủy sản tăng lên và thủy sản không chỉ là thực phẩm mà là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác. Tuy nhiên, phát triển thủy sản đang gặp nhiều thách thức, trong đó phải kể đến là dịch bệnh, gây rủi ro lớn (nguyên nhân là do hạ tầng đầu tư xuống cấp, chất lượng giống, sử dụng nhiều hóa chất, kháng sinh), các tác nhân mới gây dịch bệnh ngày một phát triển. Việt Nam có tiềm năng về nuôi biển, nhưng cần nhận định thách thức, khó khăn nào để có giải pháp thích hợp, tập trung về giống, những đối tượng có thị trường (ngoài cá song, cá giò, mở thêm các đối tượng khác), ứng dụng công nghệ cao. Mặt khác, nuôi trồng hiện đã vượt khai thác, trở thành nguồn cung thực phẩm chủ yếu cho hiện tại và tương lai. Nhưng thực tế, nhiều nước trong tương lai có phát triển nuôi biển với một số đối tượng nuôi cùng với Việt Nam, tốc độ 5 - 6%/năm; giá vật tư đầu vào tăng, giá bán sản phẩm có thể ổn định hoặc giảm; theo đó, sự cạnh tranh lớn trong thời gian tới cao, đòi  hỏi phải sản xuất hiệu quả hơn, giảm giá thành, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội cần đề cao hơn.

Cần giải pháp để ổn định sản xuất, đảm bảo nuôi cá tra bền vững

Ảnh minh họa

Về lĩnh vực khai thác thủy sản, một số chuyên gia thủy sản cho rằng, lĩnh vực  này đang không bền vững do khai thác quá mức, cần phải giảm sản lượng nhất là giảm đội tàu khai thác, ngăn không đóng mới những nhóm tàu cần giảm và hỗ trợ chuyển đổi nghề như thế nào cho phù hợp, cần xây dựng đề án về giảm đội tàu khai thác. Về thị trường, theo các chuyên gia, công tác dự báo thị trường rất quan trọng cần thực hiện thường xuyên và cụ thể, chính xác với một số đối tượng cụ thể có sự kết hợp quảng bá thương hiệu sản phẩm đa dạng phong phú hơn; đồng thời đào tạo nguồn nhân lực; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổng thể cũng là hướng đi cần chú trọng trong thời gian tới.

 

Thay đổi là cần thiết

Phát biểu tại Hội thảo: Xây dựng Dự thảo chiến lược ngành thủy sản đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 của Tổng cục Thủy sản; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, khai thác thủy sản hiện nay tuy có sự gia tăng về sản lượng nhưng chưa mang tính bền vững, bởi tổn thất sau thu hoạch vẫn còn cao 10 - 20%; NTTS có nhiều dư địa phát triển nhưng còn rào cản về chất lượng vật tư đầu vào, an toàn sinh học, dịch bệnh. Theo đó, khai thác thủy sản cần phải đi kèm với bảo vệ nguồn lợi, giảm tổn thất thông qua việc nâng cao hệ thống bảo quản sản phẩm, sản lượng có thể giảm nhưng giá trị phải tăng thông qua chế biến sâu. Trên cơ sở thực trạng này, đánh giá một cách hợp lý, đầy đủ, xác định nguyên nhân, nhìn nhận chính xác để xây dựng chiến lược hợp lý, hiệu quả. Chiến lược của một ngành rất giàu tiềm năng thế mạnh, có vai trò rất quan trọng, là định hướng cho sự phát triển bền vững, nâng cao giá trị; đảm bảo chất lượng sản phẩm và thương hiệu xuất khẩu khi nhu cầu thị trường cho thủy sản còn rất tiềm năng.

Dự thảo chiến lược ngành thủy sản đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 tập trung vào một số giải pháp thực hiện, là: Khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, cơ sở hạ tầng, nhân lực, thị trường, xúc tiến thương mại, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Trong đó, tập trung vào các giải pháp đột phá là ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư đồng bộ hệ thống thông tin liên lạc quản lý tàu thuyền, cảng cá, khu neo đậu; đào tạo bồi dưỡng nguồn lực thủy sản; hoàn thiện các chính sách về tài chính (thuế, phí, đầu tư, tín dụng, bảo hiểm)…

An An - Cát Tường

Tin liên quan
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sôi động nông nghiệp thông minh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sôi động nông nghiệp thông minh

31-03-2023 11:14:23

Ngành nông nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu đang từng bước thúc đẩy và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp...

Thả hơn 2 triệu con giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản

Thả hơn 2 triệu con giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản

30-03-2023 10:01:12

QUẢNG NINH Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh đã thả hơn 2 triệu con giống thủy sản các loại nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản,...

Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

Trà Vinh: Một doanh nghiệp sản xuất tôm giống đạt tỷ lệ sống 98%

30-03-2023 09:47:30

TRÀ VINH Doanh nghiệp sản xuất tôm giống tăng cường ứng dụng công nghệ nâng tỷ lệ thành công, góp phần giải quyết tình...

Còn nhiều khó khăn khi thực hiện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển

Còn nhiều khó khăn khi thực hiện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển

28-03-2023 14:11:29

SÓC TRĂNG Chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác hải sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải...

Chat hỗ trợ
Chat ngay