CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa
Ngày đăng: 13/11/2020

 

tôm càng xanh

Nông dân thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Lê Sen - TTXVN

 

Mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa là mô hình vừa mang tính thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa góp phần cho các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh bền vững, thân thiện môi trường.

 

Trước bối cảnh tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, đòi hỏi các mô hình sản xuất nông nghiệp phải có các biện pháp thích ứng nhanh để giảm thiểu rủi ro, duy trì các hoạt động sản xuất; trong đó, nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa được các ngành chuyên môn là hiệu quả và mang tính điển hình.

 

Chỉ tính riêng trong năm 2019, toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 18.300 ha nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, tăng 2,7% so với năm 2018. Diện tích nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và thành phố Cà Mau.

 

Theo đó, năng suất tôm đạt gần 250 kg/ha, lúa đạt trên 4,3 tấn/ha. Theo tính toán sơ bộ, chi phí bình quân cho sản xuất 1 ha từ 5 – 10 triệu đồng, trong khi đó cho thu nhập bình quân đạt từ 25 – 30 triệu đồng, lợi nhuận bình quân đạt từ 15 – 20 triệu đồng.

 

Cà Mau là một trong các tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tôm càng xanh phân bố tự nhiên với sản lượng lớn. Bởi, Cà Mau không chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản mà còn là nơi tập trung nhiều hình thức nuôi tôm như: thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp, tôm - lúa, tôm - rừng kết hợp. Trong đó, diện tích tôm - lúa khoảng 45.000 ha, tôm - rừng khoảng 30.000 ha.

 

Đặc biệt, tại các huyện vùng Bắc Cà Mau là khu vực có tiềm năng sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, tại những địa phương này, do môi trường trồng lúa phù hợp cho tôm càng xanh phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, tôm nuôi chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên hoặc bổ sung một ít thức ăn chế biến, nên hiệu quả kinh tế khá cao.

 

Sự kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm tôm, lúa sạch. Việc cấy lúa trên đất nuôi tôm cải tạo môi trường nước, tạo thức ăn cho tôm nuôi và giảm mầm bệnh. Kết quả mô hình canh tác tôm - lúa kết hợp đã được người dân áp dụng và thu được những kết quả đáng ghi nhận.

 

Thực tế hiện nay, người dân rất quan tâm đến loại hình sản xuất này, mang lại lợi ích về kinh tế khá lớn và qua đó mang lại những giá trị về mặt xã hội như giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi lao động.

 

Tuy nhiên, hiện nay mô hình sản xuất này vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, giá cả đầu ra không ổn định, đầu vào luôn biến động theo hướng bất lợi cho sản xuất. Đặc biệt, nguồn vốn và con giống còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.

 

Để khắc phục vấn đề này, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, nếu thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, diện tích sản xuất tôm lúa trong tỉnh sẽ nâng lên trên 50.000 ha.

 

Bên cạnh thế mạnh về tôm nuôi, lĩnh vực sản xuất lúa của Cà Mau có những đặc điểm riêng so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Quan điểm của tỉnh không xem nặng về năng suất mà luôn quan tâm đến sản xuất sạch, hữu cơ. Qua khảo nghiệm thực tế cho thấy lúa, gạo của Cà Mau có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó đặc biệt là lúa- tôm.

 

Ông Châu Công Bằng khẳng định thêm, mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa là mô hình vừa mang tính thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa góp phần cho các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh bền vững, thân thiện môi trường.

 

Mô hình sản xuất tôm càng xanh xen canh trên diện tích lúa sạch, an toàn, đã được khẳng định là mô hình sản xuất tạo ra sản phẩm sinh thái- hữu cơ, chất lượng, giá trị cao, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình kết hợp nhiều đối tượng, nâng cao giá trị trên cùng diện tích đất, không gây ô nhiễm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

 

Huỳnh Anh TTXVN

 

Song Long

 

Tin liên quan
Bình Thuận: Tạm đóng cảng cá Phan Thiết từ ngày 5/10 do COVID-19

Bình Thuận: Tạm đóng cảng cá Phan Thiết từ ngày 5/10 do COVID-19

05-10-2021 09:13:29

(TSVN) – Sáng nay (4/10), Sở NN&PTNT Bình Thuận cho biết đã có thông báo hỏa tốc liên quan đến công tác kiểm soát, phòng chống...

Cá đối nuôi ghép tôm thẻ: Mô hình “Đôi bạn cùng tiến”

Cá đối nuôi ghép tôm thẻ: Mô hình “Đôi bạn cùng tiến”

04-10-2021 08:56:10

Nuôi ghép các loài cá trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa là biện pháp xử lý chất...

Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua huỳnh đế thành công

Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua huỳnh đế thành công

01-10-2021 09:25:23

(TSVN) – Để bảo tồn nguồn gen của cua huỳnh đế có nguy cơ tuyệt chủng, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Bộ...

Những bài học trong phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam dưới cái nhìn của một người trong cuộc

Những bài học trong phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam dưới cái nhìn của một người trong cuộc

29-09-2021 11:11:33

Từ những ngày đầu con cá tra chập chửng bước ra thị trường Thế Giới, ngày mà con tôm thẻ chân trắng chân ướt chân...

Chat hỗ trợ
Chat ngay