CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Hướng đi mới trong sản xuất thức ăn thủy sản
Ngày đăng: 05/08/2020

Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn thường chiếm khoảng 50 - 80% chi phí giá thành sản phẩm (tùy thuộc vào từng đối tượng nuôi). Hiện nay, các nhà sản xuất hướng đến việc cho ra đời loại thức ăn bền vững, chi phí thấp nhằm giảm giá thành và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Ngành sản xuất tiềm năng

Hiện nay, cả nước có khoảng 404 cơ sở sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản (thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung và nguyên liệu sản xuất thức ăn), tập trung tại các tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bình Dương, Khánh Hòa, Hà Nội, Đồng Nai, Long An. Số lượng sản phẩm thức ăn đa dạng, có khoảng 8.000 sản phẩm đang được lưu hành (khoảng 3.000 sản phẩm thức ăn hỗn hợp, 5.000 sản phẩm thức ăn bổ sung và nguyên liệu thức ăn). Nguyên liệu cho chế biến thức ăn tôm phần lớn được nhập khẩu. Thức ăn nuôi tôm chủ yếu thông qua hệ thống đại lý phân phối kinh doanh để cung ứng đến ao nuôi.

Thức ăn cho nuôi biển cung cấp bởi hai nguồn chính là sản xuất trong nước và nhập ngoại. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phục vụ nuôi cá biển phần lớn được nhập khẩu. Thức ăn tự chế từ tận dụng các loại phế, phụ phẩm trong nông nghiệp, các loài cá tạp được sử dụng khá phổ biến trong nuôi biển, đặc biệt nuôi cá và tôm hùm.

Hướng đi mới trong sản xuất thức ăn thủy sản

Ảnh minh họa

Việc sản xuất và cung cấp thức ăn chuyên cho nghề nuôi cá biển vẫn chưa phát triển mạnh. Phần lớn lượng thức ăn công nghiệp cho nuôi biển do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất hoặc nhập ngoại nên khó kiểm soát được giá thành, chất lượng, nguồn gốc thức ăn cũng như khả năng và các phương thức cung cấp. Đây là một trong những yếu tố tác động đến phát triển bền vững của nuôi biển hiện nay, dẫn đến chậm phát triển. Hiện nay, Viện Nghiên cứu NTTS I đã chủ động nghiên cứu công thức thức ăn riêng cho cá biển và đặt hàng doanh nghiệp sản xuất gia công, cung ứng cho nuôi cá biển tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), bước đầu có hiệu quả tốt.

 

Chờ sản phẩm giá rẻ

Xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản gia tăng do tính tiện lợi, các yêu cầu của môi trường và những đòi hỏi về hàm lượng dinh dưỡng của các đối tượng nuôi. Trong tương lai, nhu cầu về số lượng thức ăn công nghiệp sẽ tăng tỷ lệ thuận với sản lượng và cũng đòi hỏi một lượng nguyên liệu tương đương để sản xuất. Thành phần chính để sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản là bột cá, nguồn nguyên liệu này được cung cấp chủ yếu từ khai thác. Trong khi đó, theo dự báo của FAO thì nghề khai thác thủy sản sẽ không tăng lên về sản lượng, đây sẽ là một khó khăn rất lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bột cá của các nước trên thế giới.

Thức ăn có nhiều chủng loại đa dạng và phong phú được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nước khác nhau; tuy nhiên, phần lớn các loại thức ăn có hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (1,5 - 2,2). Trong thời gian tới, sẽ có những loại thức ăn được sản xuất với giá thành rẻ do áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp, sẽ rút ngắn được thời gian nuôi và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

 

Từng bước hiện đại hóa

Trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa thương mại, kinh tế thị trường và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, mở rộng liên doanh liên kết là cần thiết. Trên cơ sở đó, tranh thủ các kinh nghiệm về kỹ thuật và quản lý để chủ động xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản gắn với vùng nguyên liệu bột tôm, bột cá để hoàn thiện hệ thống liên hoàn nhằm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và tối đa hóa lợi nhuận trong chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, từng bước hiện đại hóa nghề sản xuất thức ăn cho nuôi trồng, xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp hệ số thấp cho tất cả những đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực trên cơ sở sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương.

Kết hợp với các viện, trường, công ty nghiên cứu và sản xuất các loại thức ăn viên nổi cho các đối tượng như cá lóc, cá rô phi, tôm càng xanh với giá thành phù hợp, đảm bảo nuôi trồng có hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh xây dựng nhà máy thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi tôm nước lợ.

Hiện nay, đang có nhiều hướng nghiên cứu sử dụng nguyên liệu khác để thay thế cho bột cá trong sản xuất thức ăn và đã có những thành công bước đầu. Như vậy, sẽ giảm sự lệ thuộc và bị động dẫn đến thiếu tính ổn định trong sản xuất.

>> Hiện nay, cả nước có khoảng 120 nhà máy sản xuất thức ăn. Số lượng công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng đáng kể trong vòng 5 năm qua, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp FDI như C.P, Uni-President, Proconco, Cargill, De Heus, Skretting...

TS Đào Trọng Hiếu

Tin liên quan
Cá tra phải vượt qua thanh tra FSIS để giữ thị trường Hoa Kỳ

Cá tra phải vượt qua thanh tra FSIS để giữ thị trường Hoa Kỳ

07-08-2023 10:06:19

ĐBSCL Đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm với sản phẩm cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ là yếu tố tiên quyết giữ...

Mùa 'làm nước' tàu cá

Mùa 'làm nước' tàu cá

07-08-2023 10:01:02

Việc duy tu, bảo dưỡng sửa chữa tàu cá là rất cần thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn cho các ngư dân vươn k...

Hạn chế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Xã đảo Long Khánh thành công với mô hình nuôi tôm sạch

Hạn chế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Xã đảo Long Khánh thành công với mô hình nuôi tôm sạch

07-08-2023 09:27:19

Tại Trà Vinh, mô hình nuôi tôm sạch đang trở thành tín hiệu tích cực cho nông dân một xã đảo khi mang lại lợi nhuận cao...

8 nhiệm vụ để bảo vệ thương hiệu tôm giống Bình Thuận

8 nhiệm vụ để bảo vệ thương hiệu tôm giống Bình Thuận

01-08-2023 10:00:06

Hiệp hội Tôm Bình Thuận sẽ kiến nghị cơ quan chức năng những bất cập, gian dối trong sản xuất kinh doanh tôm giống, để...

Chat hỗ trợ
Chat ngay