CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Kỹ thuật nuôi cá koi đạt hiệu quả cao
Ngày đăng: 28/09/2020

Cá koi

Cá koi là loài cá cảnh được có giá trị kinh tế cao.

 

Cá chép koi là một trong những loại cá cảnh mang lại giá trị kinh tế cao, cá dễ nuôi. Để nuôi cá chép koi đạt hiệu quả cao cần nắm bắt kỹ khâu chọn giống, thức ăn cho cá, đặc biệt cần chú ý đến phòng bệnh và điều trị kịp thời.

Chọn giống cá khỏe mạnh

Để chọn giống cá koi đạt chất lượng cần chú ý một số đặc điểm như hình dáng, màu sắc, giống cá khỏe mạnh, bơi đẹp và không có dị tật. Nên mua cá ở những địa điểm có uy tín, cá phải có hình dáng cân đối, không sây sát, dáng bơi thẳng, cá khỏe mạnh sẽ có phản ứng tốt khi bơi.

Theo khuyến cáo của Trại cá cảnh Ba Sanh (quận 3, TP.HCM), đối với hồ lớn cần đảm bảo hệ thống lọc và xả nước, độ sâu hồ lớn khoảng từ 0,8 - 1 mét còn đối với hồ cá mini thường từ 0,4 - 0,5 mét. Không nên để hồ quá sâu sẽ khó thấy cá trong quá trình nuôi và khó vệ sinh hồ. Khi hồ mới xây xong nên xả nước khoảng 2 tới 3 lần rồi mới thả cá, sau 24 giờ tiến hành sục khí và cấy vi sinh vật có lợi, một ngày sau có thể thả cá vào bể.

Thức ăn cho cá koi

Dù là loại cá cảnh dễ nuôi, tuy nhiên để có được đàn cá koi khỏe mạnh, màu sắc đẹp mắt cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là cách thức và liều lượng cho ăn. Ngay từ lúc 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng thì cá con có thể ăn các thức ăn bổ sung như sinh vật phù du, rong rêu… Sau thời gian 2 tuần thì cá koi bắt đầu ăn các sinh vật tầng đáy như giun, lăng quăng…, một tháng tuổi bắt đầu ăn ốc, ấu trùng… Ngoài ra, cá koi có thể ăn cám, bã đậu, phân xanh, hoặc các thức ăn chế biến sẵn dành cho cá như thức ăn chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp...

Khẩu phần ăn của cá koi chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể, ngày cho ăn 2 lần để tránh tình trạng cá bị béo phì gây xấu hình dáng và có thể gây ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn.

Một số cách phòng bệnh cho cá koi

Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, người nuôi cần phòng bệnh cho cá koi như sau:

Trong quá trình nuôi, sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các ao nuôi khác nhau, tránh gây sốc cá. Không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh. Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH dưới 7, bón 2 kg vôi/100 m3 nước, pH từ 7 - 8,5 bón 1 kg vôi/100 m3, bón định kỳ 2 - 4 lần/tháng. Nên sử dụng nước vôi loãng tạt đều ao để tiêu diệt mầm bệnh.

Lưu ý trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá. Sử dụng sulphamerazin liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7 - 10 ngày. Nếu phát hiện cá yếu hoặc có dấu hiệu bệnh (thường xảy ra khi thay đổi môi trường nuôi), ngâm cá với oxytetracyclin liều lượng 10 g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5 - 7 ngày.

 

Hoài An Khoa học phổ thông

Tin liên quan
Thế mạnh tôm sú Việt

Thế mạnh tôm sú Việt

03-08-2021 14:40:08

(TSVN) – Tiềm năng phát triển tôm sú sinh thái/hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế ở ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng là...

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

03-08-2021 09:12:11

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao...

Điều gì xảy ra trong ao nuôi tôm khi mưa?

Điều gì xảy ra trong ao nuôi tôm khi mưa?

22-07-2021 09:45:58

Mưa là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Mặc dù có nhiều công nghệ khác nhau để tìm hiểu thêm về hiện...

Kiên Giang:

Kiên Giang: "Hô biến" ruộng lúa thành ao nuôi la liệt con ba ba, ai ngờ ông nông dân "liều ăn nhiều"

21-07-2021 10:38:25

Thử thay đổi cuộc đời mình bằng việc nuôi ba ba do làm ruộng không trúng, vậy mà giờ đây mỗi năm anh Nguyễn Tùng Lâm...

Chat hỗ trợ
Chat ngay