CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : THỨ 2 - THỨ 6, 8:00 - 17:45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Long An phạt 474 triệu đồng đối với 44 trường hợp nuôi tôm trái phép
Ngày đăng: 02/06/2021

đào ao nuôi tôm

Nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt có chi phí đầu tư cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh lớn.

 

Trước tình trạng người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt xảy ra trên địa bàn, UBND huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với 44 trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép, tổng số tiền xử phạt là 474 triệu đồng.

Tình trạng người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt xuất hiện tại 5 huyện Tân Hưng, Kiến Tường, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa với 122 hộ nuôi, diện tích 215 ha; trong đó, Mộc Hóa là địa phương có diện tích nuôi lớn nhất với gần 120 ha.

Do nuôi trong vùng nước ngọt nên các hộ dân đều thực hiện khoan giếng độ sâu từ 30 - 40m để lấy nước có độ mặn khoảng từ 4-9 g/l hoặc dùng muối để nâng độ mặn cho ao nuôi tôm.

Hiện nay, mới chỉ có huyện Mộc Hóa thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, các địa phương còn lại chủ yếu tuyên truyền, vận động người dân không tự ý đào ao, tạo độ mặn để đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi trong vùng nước ngọt.

UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương thực hiện kiểm tra hiện trạng, kiểm tra về độ mặn, đánh giá sự ảnh hưởng, tác động đến môi trường của việc nuôi tôm trái phép trong vùng nước ngọt để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan và người dân không được phép đào mới ao nuôi; các hộ dân đang nuôi không được phép mở rộng diện tích…

Dù chính quyền đã có nhiều khuyến cáo, yêu cầu người dân không được tự ý đào ao nuôi tôm trong vùng nước ngọt nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra và có dấu hiệu gia tăng do lợi nhuận thu về hiện nay khá cao.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, việc đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi ở vùng nước ngọt hoàn toàn không phù hợp về đặc điểm sinh học, sự phát triển tự nhiên hài hòa của vùng; tác động tiêu cực đến mạch nước ngầm do khai thác quá mức, gây thiếu nước vào mùa khô, sụt lún đất đai. Việc xả thải, thẩm thấu nước nhiễm mặn từ các ao nuôi ra môi trường bên ngoài gây nhiễm mặn cho vùng nước ngọt, ảnh hưởng đến sản xuất lúa và các cây trồng khác.

Bên cạnh đó, hạ tầng cho nuôi tôm không phù hợp, chi phí đầu tư trong quá trình nuôi cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm và khó kiểm soát dẫn đến rủi ro thiệt hại lớn cho người dân…

Bùi Giang TTXVN

Nguồn tin Báo Tép Bạc

 

Song Long

 

Tin liên quan
Phát triển giống hàu mới bằng cách nâng hàm lượng glycogen

Phát triển giống hàu mới bằng cách nâng hàm lượng glycogen

12-11-2020 09:40:41

Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu thành công một giống hàu nuôi mới có giá trị dinh dưỡng cao bằng cách cải thiện...

Lo tôm nhiễm bệnh sau mưa lũ ở thị xã Kỳ Anh

Lo tôm nhiễm bệnh sau mưa lũ ở thị xã Kỳ Anh

28-10-2020 08:19:38

Sau mất mát do mưa lũ, người nuôi tôm TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lại đối mặt với nỗi lo số tôm còn lại trong hồ nuôi đang...

Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

20-10-2020 17:43:21

Những lợi ích và rủi ro của mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng được nuôi ngày càng...

Tầm quan trọng của acid mật đối với gan tụy tôm

Tầm quan trọng của acid mật đối với gan tụy tôm

01-10-2020 09:02:12

Sử dụng acid mật như một phụ gia thức ăn trên tôm không những có tác dụng với gan tụy mà còn mang đến nhiều lợi ích...

Chat hỗ trợ
Chat ngay