CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : THỨ 2 - THỨ 6, 8:00 - 17:45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Mô hình nuôi cá lồng lăng đen cho hiệu quả cao
Ngày đăng: 10/12/2021

Để mở hướng nuôi trồng thủy sản mới, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng mô hình nuôi cá lồng lăng đen, quy mô 600 m3, thực hiện tại 2 điểm: Phú Châu (huyện Ba Vì), Văn Đức (huyện Gia Lâm), mỗi điểm 1 hộ tham gia, bước đầu cho hiệu quả cao.

 

Cá lăng có giá trị dinh dưỡng cao, không có xương dăm, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là loài cá da trơn, sinh sống ở tầng đáy, nhiều phù sa, nước chảy chậm, tĩnh. Cá lăng ăn các loại côn trùng trên mặt nước, ấu trùng trong nước, tôm, cua, cá nhỏ. Qua nghiên cứu cho thấy, cá lăng có thể phát triển tốt trong môi trường lồng, bè với thức ăn chủ động. 

 

Cá lăng đen

 

Nhận thấy nuôi loại cá này có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhiều địa phương, nhất là khu vực có nhiều sông, suối, hồ, đầm… từ tháng 5/2021, đơn vị triển khai mô hình 6.000 con cá lăng đen giống kích cỡ 10 – 12 cm/con (15 – 30 g/con), trong đó: 50% vốn Nhà nước hỗ trợ (6.480 kg loại 30% protein), 50% vốn do người dân đối ứng. Đến nay, đàn cá này phát triển đều, khỏe mạnh, trung bình đạt 1,5 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%; năng suất trung bình 12 kg/m3, thu lãi 100 – 120 triệu đồng/300 m3.

Theo anh Phạm Ngọc Thanh – chủ hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Phú Châu (huyện Ba Vì) cho biết, gia đình đã chủ động học hỏi cách nuôi cá lăng thương phẩm, sau 7 tháng, mô hình cá lăng cho thu hoạch, thu nhập hơn 100 triệu đồng. Một số nhà hàng, đơn vị đang nhận bao tiêu sản phẩm khi cá đạt trọng lượng lý tưởng, do đó thời gian tới, gia đình sẽ đầu tư thêm lồng nuôi mới, mở rộng quy mô.

Qua thực tế triển khai mô hình của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho thấy, nuôi cá lồng lăng đen thương phẩm có ưu điểm dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, tận dụng dòng chảy, môi trường nước ít ô nhiễm, lượng ôxy trong nước cao, cá sinh trưởng phát triển tốt, giảm chi phí trong quá trình nuôi. Khi tham gia mô hình, người dân được tập huấn kỹ thuật, thay đổi nhận thức trong phòng và trị bệnh bằng chế phẩm sinh học, không sử dụng kháng sinh, từ đó, tạo sản phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường. Mô hình bước đầu tạo vùng nuôi cá lồng tập trung bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và là nơi các địa phương tham quan, học tập…

 

An Nhiên

Nguồn Thủy Sản Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Giải pháp căn cơ phát triển thủy sản

Giải pháp căn cơ phát triển thủy sản

09-08-2020 14:47:32

(Thủy sản Việt Nam) - Thủy sản là một trong những lĩnh vực quan trọng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sau thời gian dài...

Phòng, trị bệnh ở tôm sú

Phòng, trị bệnh ở tôm sú

05-08-2020 17:52:00

(Thủy sản Việt Nam) - Hỏi: Khắc phục hiện tượng tôm sú chậm lớn?

Hướng đi mới trong sản xuất thức ăn thủy sản

Hướng đi mới trong sản xuất thức ăn thủy sản

05-08-2020 17:48:09

Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn thường chiếm khoảng 50 - 80% chi phí giá thành sản phẩm (tùy thuộc vào từng đối tượng...

Xử lý môi trường nuôi tôm siêu thâm canh

Xử lý môi trường nuôi tôm siêu thâm canh

03-08-2020 16:45:05

Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải ao nuôi đầu vào, từ kiểm soát lượng thức ăn và thuốc sử dụng, đến các...

Chat hỗ trợ
Chat ngay