CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Nhà vườn 'bó tay' với loài ốc sên phá cây trồng
Ngày đăng: 16/05/2023

Thời gian gần đây, một số vườn cây ở Hưng Yên xuất hiện một loài ốc gây hại, nhiều nhà nông hoang mang vì chưa biết cách phòng trừ thế nào cho hiệu quả.

 

Ốc đất đang leo trên thân cây bưởi. 

Ốc đất đang leo trên thân cây bưởi. 

 

Bà Dương Thị Hoan ở thôn Đình Tổ, xã Đại Đồng, Văn Lâm (Hưng Yên) cho biết, từ đầu năm đến nay, vườn bưởi của bà và một số vườn khác ở đây bị ốc đất leo lên cắn chồi non, ăn thủng diệp lục lá non, lá bánh tẻ và gặm vỏ quả bưởi con, làm thủng lá, khô cành, rụng trái hoặc lộc cây bị thui chột không phát triển được.

 

Ban đầu, bà con nông dân chỉ bắt bằng tay nhưng không xuể, vì ốc đất khá nhỏ (chỉ bằng đầu ngón tay) và phát sinh với mật độ rất cao. Bà con đã dùng cả vôi bột rắc trắng vườn nhưng mật độ ốc vẫn không suy giảm, thậm chí có nhà dùng loại thuốc trừ ốc bươu vàng phun để diệt ốc đất nhưng chúng cũng không chết. Kể cả sử dụng thuốc hoá học chuyên diệt ốc, rắc quanh gốc cây cũng chỉ giảm được một phần.

 

“Có thể do các loại thuốc trừ ốc này rất độc hại, bà con chỉ dám sử dụng cầm chừng nên chưa trừ được triệt để?”, bà Hoan phân vân.

 

Cành bưởi non bị khô do ốc đất gây hại. 

Cành bưởi non bị khô do ốc đất gây hại. 

 

Bà Trịnh Thị Vọng (cùng thôn Đình Tổ) cũng cho biết, ốc đất không chỉ gây hại trên các cây bưởi trồng ngoài đồng mà còn hại cả các cây mít, cây mướp trồng trong vườn nhà. Hiện tại bà Vọng chưa biết dùng lại thuốc bảo vệ thực vật nào để phun trừ cho hiệu quả.

 

TS Nguyễn Thị Thuỷ (Viện Bảo vệ thực vật) thông tin, ốc đất là cách gọi dân dã của nhà nông các tỉnh phía Nam. Chính xác thì đây là một nòi khác của ốc sên, dạng tròn dẹt, sắc vỏ vàng, đường kính con trưởng thành khoảng 1,5cm, sống trên cạn, cư trú chủ yếu ở những vùng đất ẩm thấp, thảm cỏ và gốc cây, đẻ trứng dưới đất, trứng nở leo lên cây ăn diệp lục lá non, chồi non, cành non và biểu bì quả non, làm cho lá cây thủng lỗ chỗ, chồi cây không phát triển và để lại nhiều vết xấu trên vỏ quả.

 

Lá bưởi bị ốc đất ăn thủng lỗ lỗ.

Lá bưởi bị ốc đất ăn thủng lỗ lỗ.

 

Nòi ốc sên này đang gây hại nặng và phổ biến trên cây thanh long và bưởi da xanh trồng ở các tỉnh phía Nam. Tại miền Bắc, nòi ốc sên này cũng phát sinh gây hại trên cây bưởi, cây mít và một số rau màu khác từ năm 2022. Viện Bảo vệ thực vật đang tích cực tiến hành xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp cho nòi ốc sên nói trên.

 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hưng Yên cho biết, Chi cục cũng đang cử cán bộ đi nắm bắt thực tế và sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện Bảo vệ thực vật nhằm sớm xây dựng quy trình phòng trừ hữu hiệu đối với nòi ốc sên này.

 

Ốc đất bò lên cắn vỏ quả bưởi non.

Ốc đất bò lên cắn vỏ quả bưởi non.

 

Giải pháp tình thế, các nhà nông cần làm sạch cỏ dại, cắt tỉa tạo cho vườn cây luôn thông thoáng, thu dọn mọi tàn dư thực vật và màng phủ nông nghiệp, không để mặt luống vườn quá ẩm nhằm hạn chế nơi trú ngụ của ốc đất. Cùng với đó, thăm vườn thường xuyên, kiểm tra phát hiện sớm và bắt giết ốc bằng tay, nhất là vào những ngày thời tiết ẩm ướt và có mưa kéo dài.

Quây vườn rồi thả vịt nuôi bên trong cũng giúp hạn chế mật độ ốc đất mà không gây ô nhiễm môi trường. Cũng có thể làm bẫy bả cám gạo/ngô trộn với một trong các loại thuốc trừ ốc nào đó, sau rắc đều ra vườn dẫn dụ ốc đến ăn sẽ chết. Chú ý, phải tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong phòng trừ sâu bệnh hại

 

Vườn bưởi của bà Trịnh Thị Vọng thường bị ốc đất gây hại.

Vườn bưởi của bà Trịnh Thị Vọng thường bị ốc đất gây hại.

 

“Nòi ốc sên (ốc đất) này sinh sản và phát triển với mật độ cao vào các tháng mùa mưa. Đặc biệt là với các vườn cây rậm rạp và có độ ẩm đất cao. Gặp điều kiện thuận lợi, ốc đất gây hại, làm cho cành non bị khô héo, cắn thủng lá làm cây bị giảm khả năng quang hợp, quả non bị hại sẽ xấu mã, nặng có thể bị rụng”, TS Nguyễn Thị Thuỷ (Viện Bảo vệ thực vật) cho hay.

 

Nguyễn Hải Tiến

Báo Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Ớt Palermo 'khổng lồ' được săn đón

Ớt Palermo 'khổng lồ' được săn đón

26-10-2023 13:48:32

SƠN LA Xuất hiện tại Mộc Châu chưa lâu, giống ớt ngọt Palermo khiến nhiều người thích thú bởi kích cỡ quả 'khổng lồ'...

Lúa nếp đen - lương thực và văn hóa của người Mường

Lúa nếp đen - lương thực và văn hóa của người Mường

25-10-2023 11:34:07

YÊN BÁI Gạo lúa nếp đen thường được sử dụng trong các dịp trọng đại của làng, của xã. Lúa nếp đen vừa là lương...

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

25-10-2023 11:26:10

YÊN BÁI '2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén...

Cơ hội của dừa tươi ở 'chợ Mỹ, chợ Trung'

Cơ hội của dừa tươi ở 'chợ Mỹ, chợ Trung'

25-10-2023 10:11:17

BẾN TRE Cùng với thị trường Mỹ đã được mở cửa và thị trường Trung Quốc đang có nhiều cơ hội mở ra, dừa tươi...

Chat hỗ trợ
Chat ngay