CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Nông dân nô nức sản xuất bầu mía giống
Ngày đăng: 08/12/2020

SRDC đã sản xuất quy mô lớn cây giống mía bầu một mắt mầm với giá thành thấp, đồng thời chuyển giao kỹ thuật thành công đến đông đảo bà con nông dân...

 

Nhằm đảm bảo nguồn mía giống chất lượng cho vụ trồng mới và trồng giặm vụ trong niên độ 2020 - 2021, Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường Thành Thành Công (SRDC) đã triển khai sản xuất quy mô lớn cây giống mía bầu một mắt mầm với giá thành thấp cung cấp cho bà con trồng mía. Kỹ thuật này cũng được phổ biến và chuyển giao đến bà con nông dân trong Chiến dịch “Đồng hành cùng TTC Sugar Nâng tầm mía Việt” phát động từ tháng 6/2020 vừa qua để bà con có thể tự sản xuất cây giống.

 

 

Video hướng dẫn quy trình ươm giống mía bầu một mắt mầm do TTC Sugar thực hiện.

 

Kỹ thuật ươm mía giống có nhiều ưu điểm

 

Người nông dân ta từ xưa có câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Trong tình hình biến đổi khó lường của khí hậu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao và sự cạnh tranh gắt gao khi hội nhập ATIGA, thì giống mía chất lượng trở thành vấn đề hàng đầu được quan tâm. Giống mía chất lượng phải là giống tốt, sạch bệnh và có tỉ lệ cây sống cao, tiết kiệm hom giống, vật tư cũng như có thời gian lên mầm nhanh.

 

Kỹ thuật ươm trồng mía bầu một mắt mầm không phải là kỹ thuật mới. Trước đây với vật liệu chính là bầu nilon và giá thể đất trộn, kỹ thuật này có nhược điểm là tốn vật tư và nhân công, tốc độ sản xuất thấp nên khó sản xuất số lượng lớn và có giá thành cao. Đây là rào cản khiến kỹ thuật này chưa phổ biến tới bà con nông dân.

 

Trong thời gian qua, đội ngũ nghiên cứu tại SRDC đã nỗ lực cải tiến phương pháp ươm giống mía bầu một mắt mầm. Kỹ thuật mới sử dụng khay nhựa và giá thể sơ dừa trộn sẵn đã giúp giảm tiêu hao vật tư và nhân công, tăng tốc độ và khối lượng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu trồng mới và trồng giặm mía.

 

Kỹ thuật ươm mía bầu có lợi thế là tiết kiệm hom giống gấp ba lần so với kỹ thuật trồng bằng hom truyền thống. Cụ thể 1 ha mía bầu chỉ cần khoảng 2 - 3 tấn mía giống so với khoảng 9 - 11 tấn mía giống khi hom giống.

 

SRDC cũng khuyến cáo bà con sử dụng các chế phẩm Root Booster để xử lý hom để kích thích hom mía ra rễ, đẻ nhánh ngay trong quá trình ươm tại vườn. Từ đó cây mía giống chắc khỏe và nâng tỉ lệ cây sống khỏe và phát triển tốt lên đến 90%.

 

Cây mía giống sử dụng chế phẩm Root Booster có bộ rễ dày và chắc khỏe, tỉ lệ phát triển tốt lên đến 90%.

Cây mía giống sử dụng chế phẩm Root Booster có bộ rễ dày và chắc khỏe, tỉ lệ phát triển tốt lên đến 90%.

 

Cây mía giống từ phương pháp trồng mía bầu một mắt mầm có ưu thế là cây sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời gian trong vườn ươm so với trồng bằng hom. Mía bầu cũng có thể trồng giặm quanh năm, ngay cả trong mùa khô. Nhờ sinh trưởng tốt, khỏe mạnh và tính thích nghi cao mà cây mía trồng giặm có thể thu hoạch cùng lúc với mía gốc ngay năm đầu tiên. So với các phương pháp trồng giặm khác, trồng giặm bằng mía bầu giúp đảm bảo mật độ và năng suất hàng năm cũng như kéo dài thời gian lưu gốc, tăng hiệu quả sản xuất.

 

Lan tỏa kỹ thuật hiện đại tới người nông dân

 

Ngoài việc sản xuất đại trà tại SRDC, một số nông dân tiên tiến đã tiếp cận và từng bước nhân rộng kỹ thuật này ra thực tế. Điển hình tại Trạm Nông vụ số 2 - TTC Biên Hòa (xã Tân Đông, huyện Tân Châu, Tây Ninh), anh Nguyễn Phi Hùng đã tự sản xuất được trên 80.000 bầu để phục vụ cho trồng mới và trồng giặm cho niên vụ 2020 - 2021. Đây là kết quả từ việc tích cực áp dụng đổi mới của bà con nông dân, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ SRDC.

 

Cây giống mía bầu một mắt mầm do nông dân làm chủ kỹ thuật và chủ động sản xuất phát triển xanh tốt, đẻ nhánh nhiều.

Cây giống mía bầu một mắt mầm do nông dân làm chủ kỹ thuật và chủ động sản xuất phát triển xanh tốt, đẻ nhánh nhiều.

 

Nhìn chung tổng chi phí giống và công trồng (bằng máy móc cơ giới) khoảng từ 16 - 17 triệu đồng/ha, vẫn còn cao hơn trồng bằng hom từ 4 - 5 triệu đồng/ha. Vì vậy, bà con nên có sự tính toán phù hợp để có hiệu quả kinh tế nhất khi áp dụng kỹ thuật này. Nếu trồng giống mới, trồng nhân giống hoặc trồng giặm thì bà con nên chọn kỹ thuật mía bầu một mắt mầm vì có hiệu quả kinh tế cao.

 

Một tín hiệu khả quan là giá thành của cây giống bầu một mắt mầm đã giảm hơn 4 lần chỉ còn 800 đồng/bầu so với 3.000 - 5.000 đồng/bầu trước đây. Mặt khác, bà con nắm vững kỹ thuật có thể tự sản xuất trong điều kiện sẵn có của mình với chi phí không đáng kể nhờ đó lấy công làm lời và chủ động nguồn giống.

 

PV

Nguồn báo Nông Nghiệp

 

Song Long

 

Tin liên quan
Giá mít ruột đỏ lập kỷ lục, tiền triệu mỗi quả

Giá mít ruột đỏ lập kỷ lục, tiền triệu mỗi quả

02-11-2023 11:25:32

Lần thứ hai trong năm, giá mít ruột đỏ ở ĐBSCL tăng lên mức kỷ lục (hơn 100.000 đồng/kg), tuy nhiên, sản lượng hiện...

Tinh hoa OCOP Đồng Nai Người hiện thực hóa giấc mơ socola 'Made by Vietnam'

Tinh hoa OCOP Đồng Nai Người hiện thực hóa giấc mơ socola 'Made by Vietnam'

02-11-2023 09:47:40

ĐỒNG NAI Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức đã đầu tư lớn vào nghiên cứu công nghệ chế biến sâu ca cao, từng bước chinh phục...

Làng hoa Tết nổi tiếng Hà Tĩnh tất bật xuống giống

Làng hoa Tết nổi tiếng Hà Tĩnh tất bật xuống giống

31-10-2023 10:12:03

Nông dân làng nghề trồng hoa, cây cảnh xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang khẩn trương xuống giống, chăm sóc...

Vay vốn trồng ổi để giảm nghèo

Vay vốn trồng ổi để giảm nghèo

31-10-2023 10:03:22

QUẢNG BÌNH Từ hộ nghèo được vay vốn phát triển vườn ổi, anh Ngọc đã giảm nghèo và vươn lên làm giàu…

Chat hỗ trợ
Chat ngay