CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Nuôi cá nước ngọt tạo cơ hội giảm nghèo ở vùng nông thôn
Ngày đăng: 19/09/2023

Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi có nhiều ao hồ, sông suối, kênh mương, rất thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt.

 

Nhiều nông dân chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao. Ảnh: T. Đức.

Nhiều nông dân chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao. Ảnh: T. Đức.

 

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình định hướng phát triển nuôi các loại cá nước ngọt đưa lại hiệu quả kinh tế cao và tạo cơ hội giảm nghèo đáng kể cho các gia đình ở trong vùng nông thôn, miền núi.

Theo số liệu thống kê từ ngành nông nghiệp, tỉnh Quảng bình hiện đã phát triển tổng diện tích nuôi cá nước ngọt lên đến hơn 5.170 ha, với sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn cá. Đây không chỉ là nguồn thu nhập quan trọng cho các hộ gia đình, mà còn mang lại lợi ích về mặt kinh tế và xã hội cho toàn tỉnh.

Mục tiêu đặt ra của tỉnh Quảng Bình là sản lượng nuôi cá nước ngọt đạt được con số 8.400 tấn/năm đến năm 2023. Điều này cho thấy tinh thần nỗ lực và sự cam kết của tỉnh trong việc phát triển ngành nuôi cá nước ngọt và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ðể chủ động đảm bảo nguồn cung cấp giống cá, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh mỗi năm cung cấp hàng triệu con giống các loại cho các địa phương. Bên cạnh đó, hàng năm, Trung tâm giống Thủy sản Quảng Bình còn có chính sách trợ giá 40-50% giá cá giống và 100% chi phí vận chuyển cho các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả, vùng thiên tai, dịch bệnh, các xã miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.

Ngoài chức năng sản xuất cá giống cung cấp hằng năm hơn 5 triệu con cá giống các loại như rô phi đơn tính, trắm cỏ, chép, mè… Trung tâm giống Thủy sản Quảng Bình còn thả nuôi cá thịt với sản lượng gần 3 tấn cá rô phi, diêu hồng/năm. Điều này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn cung cấp việc làm và thu nhập cho người dân trong khu vực.

Anh Lê Quốc Bảo ở xã Vạn Trạch (huyện Bố Trạch) cho biết: “Gia đình tôi có ba sào lúa bị nhiễm phèn nên chỉ sản xuất được một vụ, năng suất thấp. Ðược sự hỗ trợ về con giống của Trung tâm Giống thủy sản, tôi mạnh dạn đầu tư đào ao cải tạo lại ba sào ruộng để nuôi các loại cá trắm cỏ, chép, rô phi, diêu hồng…”.

 

Nuôi cá lồng ven sông cũng là khai thác tiềm năng, thế mạnh ở vùng nông thôn để tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: T. Đức.

Nuôi cá lồng ven sông cũng là khai thác tiềm năng, thế mạnh ở vùng nông thôn để tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: T. Đức.

 

Ðến nay, anh Bảo nuôi được hai vụ, mỗi vụ thả nuôi hơn 5.000 con giống, trừ chi phí, gia đình anh lãi gần 30 triệu đồng/1 vụ. “So với trồng lúa trước đây thì nuôi cá nước ngọt thu lợi gấp 10 lần”, anh Bảo nói.

Sự thành công của anh Lê Quốc Bảo không chỉ là trường hợp đơn lẻ mà còn là minh chứng cho tiềm năng của ngành nuôi cá nước ngọt trong việc giảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân nông thông miền núi.

Xác định tiềm năng, lợi thế của nghề nuôi cá nước ngọt, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các loại giống thủy sản có khả năng sinh trưởng nhanh, kháng bệnh và chống chịu tốt với điều kiện môi trường bất lợi, đáp ứng điều kiện nuôi tự nhiên và công nghiệp để cung cấp cho người nông dân.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ nuôi tiên tiến, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chăn nuôi; sử dụng tiết kiệm nước và thức ăn, đảm bảo môi trường bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong nuôi thủy sản nước ngọt.

 

Hy vọng nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh ở vùng nông thôn Quảng Bình. Ảnh: T. Đức.

Hy vọng nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh ở vùng nông thôn Quảng Bình. Ảnh: T. Đức.

 

Tăng cường xây dựng quy trình giám sát chủ động, hướng dẫn phòng trị bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cá nhân, tổ chức nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm nuôi cá nước ngọt luôn đạt chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng.

Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào liên doanh, liên kết tạo thành chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu mua ổn định sản phẩm cho bà con nông dân trên địa bàn. Tất cả những nỗ lực này hướng tới một tương lai tươi sáng cho ngành nuôi cá nước ngọt tại tỉnh Quảng Bình và đồng thời góp phần quan trọng vào việc giảm nghèo, phát triển kinh tế ở vùng nông thôn miền núi.

 

Tâm Đức

Báo Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Cá đối nuôi ghép tôm thẻ: Mô hình “Đôi bạn cùng tiến”

Cá đối nuôi ghép tôm thẻ: Mô hình “Đôi bạn cùng tiến”

04-10-2021 08:56:10

Nuôi ghép các loài cá trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa là biện pháp xử lý chất...

Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua huỳnh đế thành công

Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua huỳnh đế thành công

01-10-2021 09:25:23

(TSVN) – Để bảo tồn nguồn gen của cua huỳnh đế có nguy cơ tuyệt chủng, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Bộ...

Những bài học trong phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam dưới cái nhìn của một người trong cuộc

Những bài học trong phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam dưới cái nhìn của một người trong cuộc

29-09-2021 11:11:33

Từ những ngày đầu con cá tra chập chửng bước ra thị trường Thế Giới, ngày mà con tôm thẻ chân trắng chân ướt chân...

Bạc Liêu: Giá nông sản đang dần tăng trở lại

Bạc Liêu: Giá nông sản đang dần tăng trở lại

29-09-2021 10:04:55

Sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, các hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp...

Chat hỗ trợ
Chat ngay