CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Phát triển ngành hàng tôm ít phát thải và bền vững ở Việt Nam
Ngày đăng: 27/10/2023

BẠC LIÊU Việt Nam cần chuyển đổi hệ thống chuỗi giá trị tôm theo hướng xanh, các bon thấp, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu để đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2025.

 

Hội nghị phát triển ngành hàng tôm ít phát thải và bền vững ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức. Ảnh: Trọng Linh.

Hội nghị phát triển ngành hàng tôm ít phát thải và bền vững ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức. Ảnh: Trọng Linh.

 

Ngày 26/10, tại TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Hội nghị phát triển ngành hàng tôm ít phát thải và bền vững ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam".

 

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đạt gần 7 tỷ USD

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Bạc Liêu là một trong 3 địa phương xuất khẩu tôm đứng đầu cả nước. Tỉnh cũng đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình, dự án, đề án và các công tác liên quan nhằm hỗ trợ ngành nuôi cũng như thúc đẩy xuất khẩu tôm. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 215/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 phê duyệt Đề án "Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước".

 

Đề án xác định Bạc Liêu là tỉnh trọng điểm và là đầu mối liên kết các tỉnh trong phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL; phấn đấu tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh đến năm 2025 khoảng 156.000ha, trong đó khoảng 40.000ha nuôi theo mô hình thâm canh, bán thâm canh và nuôi công nghệ cao.

 

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tuần hoàn nước tại Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tuần hoàn nước tại Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

 

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngành thủy sản đã đạt được những kết quả tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua ở mức 4 - 5%, chiếm 28,7% trong tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp. Trong 9 tháng năm 2023, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 6,8 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt gần 3,8 triệu tấn. Tính đến hết tháng 9/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,67 tỉ USD. Đồng thời, ngành cũng giữ vai trò quan trọng trong ổn định xã hội, bảo vệ an ninh và chủ quyền biển đảo.

 

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng ngành thủy sản đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: giá cả nguyên vật liệu leo thang, thị trường bấp bênh và sự cạnh tranh khốc liệt trên trường quốc tế, đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác, quy mô nuôi của nhiều hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ. Hệ thống cấp thoát nước, đường điện, giao thông tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung chưa được đầu tư đồng bộ. Nhận thức, trình độ của người dân không đồng đều cũng là một rào cản trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ.

 

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Trọng Linh.

“Đã đến lúc, Việt Nam cần chuyển đổi hệ thống lương thực nói chung và chuỗi giá trị tôm nói riêng theo hướng xanh, các bon thấp, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu, tích hợp đa giá trị với hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch”, ông Tuấn nhận định.

 

Cam kết không phát thải

Theo Vụ trưởng vụ Tổ chức Hợp tác (Bộ NN-PTNT), Việt Nam là một trong số rất ít các nước đang phát triển đưa ra các cam kết mạnh mẽ ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cam kết của Việt Nam tại COP26 có tác động trực tiếp đến nghành nông nghiệp bao gồm: Cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giảm phát thải khí mê-tan 30% so với 2020; Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng mất rừng vào năm 2030;

 

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân Việt Nam và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Việc tham gia các cam kết và sáng kiến quốc tế tạo ra sự chuyển biến lớn về cách tiếp cận phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững hơn.  

 

Mô hình chế biến vỏ tôm thành phân hữu cơ của Công ty Long Nghĩa. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình chế biến vỏ tôm thành phân hữu cơ của Công ty Long Nghĩa. Ảnh: Trọng Linh.

 

Mục tiêu của chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 cũng nhấn mạnh xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang làm thủ tục tham gia “Tuyên bố Emirates về nông nghiệp bền vững, hệ thống lương thực thực phẩm có khả năng chống chịu và hành động vì khí hậu”, dự kiến sẽ thông qua tại hội nghị COP28 vào tháng 12/2023.

 

Có thể thấy, việc chuyển đổi hệ thống lương thực của Việt Nam nói chung và chuỗi giá trị thủy sản nói riêng đang theo hướng xanh, các bon thấp, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Tích hợp đa giá trị với hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch gắn với quá trình chuyển đổi số. Quá trình liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị là tất yếu góp phần vào thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia, các cam kết quốc tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 

So với các nước thì giá thành sản xuất tôm của Việt Nam còn khá cao. Ảnh: Trọng Linh.

 

 

So với các nước thì giá thành sản xuất tôm của Việt Nam còn khá cao. Ảnh: Trọng Linh.

 

Định hướng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm tôm

Ông Lê Tuấn Minh, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết: Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam lập kỷ lục khi đạt 4,3 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam trở thành 1 trong 7 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất trên thế giới. Giá trị xuất khẩu tôm có xu hướng tăng trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của cả nước.

 

Theo ông Minh, Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu. Hiện nay, Mỹ nhập khẩu tôm chủ yếu từ 4 nhà cung cấp gồm Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam, với 3 nhóm mặt hàng chính là tôm thịt đông lạnh, tôm vỏ đông lạnh và tôm chế biến. Việt Nam chiếm ưu thế ở mặt hàng tôm chế biến. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập từ Việt Nam 451 triệu USD trị giá tôm, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Ông Lê Tuấn Minh, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) chia sẻ định hướng thị trường xuất khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Tuấn Minh, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) chia sẻ định hướng thị trường xuất khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam. Ảnh: Trọng Linh.

 

Ngoài ra, nhập khẩu tôm của Trung Quốc tăng mạnh từ nửa cuối năm 2022, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 18% tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu là tôm chân trắng (chiếm 54,9%), tôm sú (chiếm 25,3%), còn lại là tôm khác. Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn nhất của Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập từ Việt Nam 393 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Bên cạnh đó, các nước Nam Âu vẫn tiêu thụ nhiều nhất tôm chân trắng. Sau sụt giảm giai đoạn 2018-2020, cả Việt Nam và Ấn Độ đều tăng xuất khẩu tôm sang EU. Trong 8 tháng đầu năm 2023, EU nhập từ Việt Nam 277 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong bức tranh thương mại mặt hàng tôm trên thị trường quốc tế nhiều năm qua, sản phẩm tôm Việt Nam cạnh tranh bằng năng lực chế biến. Điều này đã giúp chúng ta tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, giá thành tốt, khắc phục hạn chế về chi phí sản xuất và vận chuyển. Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế với sản phẩm tôm được ưa chuộng tại nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, EU,… Nhu cầu nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn có tín hiệu khả quan và sản lượng trong nước tốt.

 

Xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6,67 tỷ USD. Ảnh: Trọng Linh.

Xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6,67 tỷ USD. Ảnh: Trọng Linh.

 

Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, thách thức ngành nuôi tôm của Việt Nam hiện nay còn hoạt động nhỏ lẻ, tự phát, tỷ lệ nuôi thành công thấp, trong khi đó giá thành nuôi tôm cao. Tôm giống chất lượng thấp, trôi nổi còn nhiều. Biến đổi về khí hậu, nước biển dâng gây nguy cơ mất diện tích nuôi tôm ven biển; El Nino gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển tôm nuôi.

 

Trước giai đoạn cao điểm xuất khẩu tôm những tháng cuối năm 2023, nhu cầu thị trường thế giới có thể có biến động khó dự đoán do lạm phát, cạnh tranh về giá với các nước xuất khẩu khác. Định hướng phù hợp với Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021.

 

Thứ nhất, tập trung các nội dung liên quan trực tiếp tới mặt hàng tôm thế mạnh của tỉnh, như: chọn giống các đối tượng nuôi chủ lực đáp ứng nhu cầu giống; tổ chức sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị; xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản.

Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động cải tiến, hỗ trợ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và biện pháp phù hợp để dần cải thiện những tồn tại hiện có và ngày càng gia tăng giá trị, chất lượng, khẳng định thương hiệu sản phẩm tôm nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

Nguồn Trọng Linh - Hồ Thảo

Báo NôngNghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

 

 

 

Tin liên quan
Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất thủy sản

Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất thủy sản

09-09-2021 15:07:18

(TSVN) – Ngày 7/9/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 6241/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính...

Nhận biết 5 tác nhân gây đục cơ ở tôm

Nhận biết 5 tác nhân gây đục cơ ở tôm

07-09-2021 11:57:36

(TSVN) – Đục cơ ở tôm nuôi là một bệnh rất phổ biến, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Bệnh do nhiều tác nhân khác...

Nâng tầm tôm giống Bạc Liêu

Nâng tầm tôm giống Bạc Liêu

26-08-2021 10:32:21

(TSVN) – Là một trong những tỉnh nuôi tôm lớn của cả nước, Bạc Liêu còn có nhiều lợi thế phát triển con giống. Ngành...

Giải pháp kiểm soát bệnh đốm trắng cho tôm nuôi

Giải pháp kiểm soát bệnh đốm trắng cho tôm nuôi

20-08-2021 10:16:49

(TSVN) – Kiểm soát bệnh đốm trắng ở tôm nuôi (WSD) chưa bao giờ là dễ dàng. Bởi đây là một trong những mầm bệnh virus...

Chat hỗ trợ
Chat ngay