CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Phòng bệnh thủy sản mùa nóng
Ngày đăng: 14/07/2021

(TSVN) – Hỏi: Để phòng tránh dịch bệnh cho cá vào mùa nóng, cần có chế độ chăm sóc, quản lý như thế nào?

(Hà Thanh Hải, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình)

Trả lời:

Nắng nóng kéo dài cùng với những cơn mưa đột ngột là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh trên cá phát triển nhanh, chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus… Do đó, người nuôi cá cần chú ý các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để tránh thiệt hại.

Trước khi vào vụ mới cần chuẩn bị giống tốt, sạch bệnh, đồng thời cải tạo ao như vét bùn đáy ao để diệt khuẩn. Bón vôi diệt mầm bệnh với liều lượng 7 – 10 kg/100 m2. Tùy theo diện tích ao nuôi và loài cá nuôi mà có mật độ nuôi phù hợp, không nên nuôi dày quá. Cá giống trước khi thả cần được tắm bằng nước muối với liều lượng 2 – 3 g/l trước khi thả giống.

Tuyệt đối không sử dụng thức ăn ôi thiu cho cá ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều vào lúc trời mát, rửa sạch dụng cụ cho ăn. Định kỳ treo túi vôi 3 – 5 kg/túi xung quanh chỗ cho ăn. Bổ sung thêm Vitamin C trong thức ăn để tăng sức đề kháng (liều lượng 40 g/100 kg cá, định kỳ 2 lần/tuần).

Ngoài ra, có thể tăng sức đề kháng cho cá bằng thảo dược, cây ngoài tự nhiên như cắt nhỏ thân cây chuối rồi cho cá ăn. Ép lấy nước cây cỏ mực nghiền nhỏ cho cá ăn cả bã với khẩu phần 3 kg/100 kg cá/ngày. Tỏi xay thật nhỏ trộn vào thức ăn với liều lượng 100 – 300 g/100 kg cá, cho ăn liên tục 1 tuần. 

 

Hỏi: Biện pháp hạn chế nắng nóng cho tôm?

(Phạm Công Hòa, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre)

Trả lời:

Sử dụng lưới lan che trên bề mặt để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, giảm nhiệt độ nước trong ao, tránh gây sốc cho tôm nuôi, luôn duy trì mực nước trong ao trên 1,2 m.

Hàng ngày, người nuôi cần xiphong kỹ đáy ao và chủ động tích trữ nguồn nước sạch để cấp vào ao nuôi khi cần thiết, nên cấp nước từ từ, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao, cấp vào lúc trời mát, cấp nước cần qua ao lắng và xử lý.

Tăng cường quạt nước nhằm hạn chế sự phân tầng của nước trong ao nuôi và cung cấp đủ ôxy cho tôm, đặc biệt vào ban đêm. Người nuôi thường xuyên theo dõi, kiểm tra tôm nuôi, bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn, khoáng chất, chế phẩm sinh học nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, giảm 50% lượng thức ăn khi trời nắng nóng gay gắt.

Khi thấy tôm nuôi có hiện tượng bất thường, bỏ ăn, màu sắc nhợt nhạt… thì có thể thu hoạch sớm để tránh thiệt hại kinh tế.

 

Ban KHKT

Nguồn Thủy Sản Việt Nam 

 

Song Long

 

Tin liên quan
Nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện

Nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện

02-11-2023 10:24:32

Nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện kết hợp phát triển du lịch sinh thái đang giúp nhiều nông dân Thanh Hóa có thu...

Nuôi trồng thủy sản theo chuỗi

Nuôi trồng thủy sản theo chuỗi

01-11-2023 14:44:11

Tỉnh Yên Bái đã chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản như: công nghệ nuôi, giống mới, công...

Nuôi tôm xen cua, cá, hiệu quả bất ngờ

Nuôi tôm xen cua, cá, hiệu quả bất ngờ

01-11-2023 10:50:54

BÌNH ĐỊNH Nuôi tôm xen, cua, cá trong ao nuôi có cây ngập mặn vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa ổn định môi trường,...

Nuôi thiên địch diệt côn trùng gây hại

Nuôi thiên địch diệt côn trùng gây hại

01-11-2023 10:26:19

LÂM ĐỒNG Thay vì sử thuốc bảo vệ thực vật, nhiều nông dân ở Lâm Đồng đã thả nuôi thiên địch trong vườn giúp tiêu...

Chat hỗ trợ
Chat ngay