CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Phòng trừ rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng
Ngày đăng: 07/09/2020

Rệp sáp không chỉ là mối nguy hại lớn cho cây cà phê, cây tiêu và với cây ăn trái như sầu riêng loại rệp sáp này cũng là mối đe dọa lớn, rệp sáp là nguyên nhân khiến cho sầu riêng bị sượng trái, chất bài tiết của chúng cũng là nguyên nhân cho sự có mặt của một số vi sinh vật gây hại khác như bồ hóng, nấm.

Vậy làm thế nào để bảo vệ trái sầu riêng trước sự tấn công của những con rệp sáp đáng ghét này để trái cho phẩm chất cao bán ra giá thành cao. Trước hết điều cần thiết là bà con cần tìm hiểu về đặc tính gây hại của chúng và từ đó có biện pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng thích hợp.

Đặc tính gây hại của rệp sáp trên cây sầu riêng

  • Các loại rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng có rất nhiều loại khác nhau nhưng loại rệp sáp thường thấy nhất đó chính là loại Planococcus sp chúng xuất hiện tấn công và gây hại phổ biến trên lá nhất là trên trái. Chúng bám vào bề mặt và thực hiện việc chích hút chất dinh dưỡng khiến cho vùng bị chích hút không thể phát triển gây nguy hại nghiêm trọng cho trái khiến cho trái bị dượng.

  • Chất bài tiết của rệp sáp là chất mật đường là điều kiện tốt cho các loại bồ hóng cùng với nấm phát triển vì đây chính là thức ăn của chúng. Những trái sầu riêng nào có xuất hiện bồ hóng và rệp nhìn không được đẹp mắt rất khó bán giá thành thấp nhưng vẫn khó tiêu thụ.

  • Đặc tính sinh trưởng của chúng là sinh trưởng phát triển mạnh mẽ vào mùa khô cũng là thời điểm sầu riêng ra hoa kết trái và rất dễ dàng bị tấn công.

Cách phòng trừ rệp sáp trên cây sầu riêng

Cách phòng trừ rệp sáp trên cây sầu riêng

  • Sử dụng túi nilong để bao trái là biện pháp tốt nhất giúp bạn hạn chế được một số loại dịch bệnh trong đó rệp sáp đưng số một.

  • Tạo độ ẩm không quá thấp trong mùa khô duy trì một lớp rơm phủ hoặc là lớp cỏ phủ đất. Kết hợp bón phân hữu cơ tưới nước đầy đủ cũng làm giảm rệp sáp xuất hiện trong mùa khô một cách đáng kể.

  • Duy trì một số loài thiên địch có sẵn trong thiên nhiên không chế được rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh để chúng ăn thịt những con rệp này.

  • Khi vườn sâu riêng nhiễm bệnh nặng trên diện rộng cần thiết phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật thì nên phun những loại thuốc ít ảnh hưởng đến sự sinh sống của các loài thiên địch đó là phun giàu khoáng SK Enspray, BTMET TKS.

  • Những cành cây, trái bị rệp tấn công mạnh nên tỉa bỏ mang ra khỏi vườn tiêu hủy, những trái mọc thành chùm cần tỉa bỏ bớt để cho rệp không có chỗ ẩn nấu.

Nguồn phanbon3mien

 

Cập nhật: Thứ 2, 07/09/2020

Thông tin liên hệ Song Long

 

 

Tin liên quan
Thanh Hóa: Dưa chuột sạch lãi gấp 4 lúa

Thanh Hóa: Dưa chuột sạch lãi gấp 4 lúa

11-08-2020 14:40:57

Dưa chuột sạch ở xã Hà Giang, huyện Hà Trung, Thanh Hóa là sản phẩm an toàn thực phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh,...

Nghệ An: Trồng dưa lưới ngoài trời

Nghệ An: Trồng dưa lưới ngoài trời

11-08-2020 14:34:26

Dưa lưới được trồng trong nhà kính là mô hình đang phổ biến ở nhiều nơi. Nhưng dưa lưới trồng ngoài trời thì còn khá...

Trồng rong nho rủi ro ít, lợi nhuận cao

Trồng rong nho rủi ro ít, lợi nhuận cao

11-08-2020 14:30:47

Nghề trồng rong nho đang được phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) khuyến khích phát triển vì độ rủi ro ít, lợi nhuận...

Hà Tĩnh: Nông nghiệp công nghệ cao-trồng dưa lưới vụ nào ăn chắc vụ đó

Hà Tĩnh: Nông nghiệp công nghệ cao-trồng dưa lưới vụ nào ăn chắc vụ đó

03-08-2020 15:19:56

Quyết định chặt bỏ cây cam, một loại cây ăn quả truyền thống tại địa phương, ông Lê Mạnh Hùng, xã Hương Trà (huyện...

Chat hỗ trợ
Chat ngay