CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Rắc rối chuyện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1
Ngày đăng: 07/03/2023

Câu chuyện về bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1 vẫn còn nhiều rắc rối khi những câu hỏi băn khoăn hiện vẫn chưa có phương án giải quyết triệt để.

 

LTSBảo vệ bản quyền giống cây trồng là xu hướng tất yếu khi nông sản Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, vừa là động lực cho nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sản xuất... Tuy nhiên, đây vẫn đang là vấn đề còn mới mẻ và gặp không ít rắc rối.

 

Sểnh một ly, đi một dặm...

Câu chuyện chia sẻ bản quyền đối với giống thanh long ruột đỏ LĐ1 của Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (gọi tắt là Công ty Hoàng Phát, nhà máy tại Long An) đang được các doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng loại cây này rất quan tâm.

Ông Nguyễn Văn Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long tỉnh Long An cũng như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trái thanh long cho rằng, việc thương mại hoá bản quyền giống cây trồng là đúng chủ trương, pháp luật.

 

Empty

Giống thanh long ruột đỏ LĐ1 của Viện Cây ăn quả miền Nam đang được bảo hộ trong nước và Nhật Bản, Hàn Quốc. Ảnh: Minh Đảm.

 

Tuy nhiên, vấn đề rối rắm hiện nay là bằng cách nào đó, thực tế thì giống thanh long ruột đỏ đã được nông dân đưa ra sản xuất phổ biến trước khi nó được chuyển nhượng bản quyền cho doanh nghiệp.

 

Do đó, giống thanh long ruột đỏ mà nông dân các tỉnh đang trồng là giống gì? Giống này có phải chính là giống thanh long ruột đỏ LĐ1 không? Nếu đó đúng là giống LĐ1 thì việc nông dân đang sử dụng và sản xuất có hợp pháp không? Ai là đơn vị có thể đứng ra xác nhận sự đúng giống cho giống cây thanh long này? Và sau này, tương lai giống thanh long của bà con đang trồng sẽ đi về đâu? Đây là những vấn đề mà ông cho rằng cần được các nhà quản lý, các bên có liên quan cần làm sáng tỏ để nông dân, doanh nghiệp, HTX yên tâm sản xuất.

 

Những bức xúc này của dư luận cũng cái lý của họ. Bởi, theo hiệp định WTO - TRIPS, các thành viên của WTO (Việt Nam gia nhập WTO năm 2006) phải xây dựng hệ thống bảo hộ giống cây trồng. Các hoạt động sản xuất và thương mại giống cây trồng được tuân thủ theo quy định về bảo hộ quyền tác giả.

 

Tuy nhiên, quy định này không hạn chế việc sử dụng giống và vật liệu nhân giống cho mục đích nghiên cứu. Bên cạnh đó, hệ thống bảo hộ giống cũng cho phép nông dân - farmer nhân và sử dụng các loại giống đã được bảo hộ cho mục đích sản xuất. Điều này được gọi là “farmer - privilege”. Lưu ý, chỉ có nông dân, với mục đích sản xuất sản phẩm thương mại từ giống cây trồng mới có đặc ân này.

 

Hơn nữa, từ trước năm 2016, giống thanh long ruột đỏ LĐ1 chưa được công nhận giống, chỉ được phép sản xuất thử nghiệm. Nhiều nông dân nói rằng họ mua giống từ Viện Cây ăn quả miền Nam và sau đó nhân giống để đưa ra sản xuất là điều hoàn toàn hợp pháp.

 

Những câu hỏi chưa có lời đáp

Ngày 4/5/2017, Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit nhận chuyển nhượng bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1 từ Viện Cây ăn quả miền Nam thì đơn vị này mới chính thức là chủ sở hữu mới của giống cây này. Vào ngày 31/8/2022, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã có buổi làm việc với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS).

 

Theo đó, đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT cho biết, vấn đề chuyển giao bản quyền cây giống là thành quả nghiên cứu khoa học của các viện thành viên của VAAS là đúng theo các hướng dẫn, quy định của pháp luật. Vấn đề chuyển giao quyền sở hữu đối với giống thanh long LĐ1 nằm trong số đã chuyển giao này.

 

Empty

Hoàng Phát Fruit đã có văn bản đồng ý chia sẻ bản quyền thanh long ruột đỏ LĐ1 cho các doanh nghiệp, tổ chức nông dân xuất khẩu trái cây này. Ảnh: Minh Đảm.

 

Năm 2017, Công ty Hoàng Phát cũng đã được Cục Trồng trọt bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LĐ1 đến năm 2037. Do đó, công ty này có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng hỗ trợ bảo vệ bản quyền tác giả đối với giống cây trồng này khi có tổ chức, cá nhân xâm phạm (sử dụng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu).

 

Hiện nay, để xuất khẩu trái thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc thì cần phải có mã số vùng trồng nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc. Trong đó, để cấp mã số vùng trồng, cần phải đăng ký cụ thể tên giống cây trồng. Giống thanh long LĐ1 (được Nhật Bản chấp nhận nhập khẩu chính ngạch) đã được bảo hộ. Vì vậy, Công ty Hoàng Phát có quyền yêu cầu cơ quan chức năng (Cục Bảo vệ thực vật) từ chối ghi tên giống thanh long ruột đỏ LĐ1 khi cấp mã số vùng trồng cho các đơn vị không thông qua doanh nghiệp này. Để sử dụng tên giống thanh long LĐ1 (đã được bảo hộ) khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, các doanh nghiệp cần phải chi trả tiền bản quyền là điều dĩ nhiên và cần được thực hiện nghiêm túc.

 

Tại cuộc họp thông tin về giống thanh long ruột đỏ LĐ1 do Cục Trồng trọt tổ chức ngày 16/2 vừa qua, Công ty Hoàng Phát cho biết sẽ chia sẻ bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1 cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản với mức phí từ 10 - 30 đồng/kg. Tuỳ theo nhu cầu, nông dân, doanh nghiệp, HTX có thể liên kết với Hoàng Phát Fruit để sản xuất.

 

Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nông dân không muốn hợp tác với Hoàng Phát nhưng vẫn có nhu cầu cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản thì trách nhiệm xác định nguồn gốc thanh long ruột đỏ sẽ thuộc về ai?

 

Trao đổi vấn đề này, một số ý kiến cho rằng trong trường hợp này, Viện Cây ăn quả miền Nam phải có trách nhiệm (đối với nông dân mua giống từ Viện) và hỗ trợ xác nhận giống tương đương ruột đỏ LĐ1. Sau đó, có thể phải giải trình với phía Nhật Bản về lịch sử hình thành giống để chứng minh giống thanh long ruột đỏ mà nông dân trồng có nguồn gốc từ Viện Cây ăn quả miền Nam so với giống LĐ1 (đã được bảo hộ) là tương đương. Tuy nhiên, cách làm này có thể phía Nhật sẽ không đồng ý, họ có quyền cho rằng giống nông dân trồng không thuần, không đúng giống bằng giống LĐ1 đã được bảo hộ.

 

Empty

Nông dân trồng giống thanh long ruột đỏ tại Tiền Giang chiếm 70% diện tích. Ảnh: Minh Đảm.

 

Một số ý kiến chuyên gia cũng cho rằng, việc Công ty Hoàng Phát chia sẻ bản quyền, tức là xác nhận giống thanh long mà nông dân trồng (không có nguồn gốc từ công ty) cũng có thể gặp rủi ro do vi phạm với đối tác về truy xuất nguồn gốc. Lúc đó, ngược lại Công ty Hoàng Phát phải chứng minh giống thanh long ruột đỏ (của nông dân không liên kết với công ty) với giống LĐ1 mà công ty nhận chuyển nhượng từ Viện Cây ăn quả miền Nam là giống nhau.

 

Có nên "xài chung" bản quyền thanh long LĐ1?

Hiện nay, Công ty Hoàng Phát chỉ có trên 132ha vùng nguyên liệu trồng thanh long ruột đỏ LĐ1 với sản lượng cung ứng khoảng 5.000 tấn. Trong đó, có 32ha là trang trại của công ty, 70ha đơn vị này hợp tác bao tiêu với bà con nông dân và khoảng 30ha trồng khảo nghiệm giống với Công ty Tư vấn và đầu tư Phát triển nghề vườn (thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam).

 

Với cách trả tiền để sử dụng tên giống thanh long ruột đỏ LĐ1 cho những diện tích mà nông dân trồng không liên kết với Công ty Hoàng Phát, một doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thanh long cũng bày tỏ băn khoăn: Thật ra, mức phí bản quyền để sử dụng tên giống LĐ1 cũng không lớn, tuy nhiên, cách làm như thế này chẳng khác nào buôn bán tên thương mại? Với lịch sử hình thành, phát triển giống thanh long ruột đỏ như hiện nay liệu có hợp lý, hợp tình hay không?

 

Empty

Giải pháp để giải quyết rắc rối xung quanh vấn đề bản quyền giống thanh long ruột đỏ vẫn mới chỉ mang tính xử lý tạm thời. Ảnh: TL.

 

Ở một khía cạnh khác, việc giải quyết bằng cách chia sẻ bản quyền để doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang Nhật Bản và Hàn Quốc thì các ngành chức năng và một số doanh nghiệp cũng bước đầu đồng thuận. Tuy nhiên, về lâu dài, diện tích thanh long ruột đỏ LĐ1 mà nông dân trồng trước khi có bản quyền và được bảo hộ là rất lớn.

 

Chỉ riêng tại tỉnh Tiền Giang, diện tích thanh long trong tỉnh gần 9.000ha, trong đó thanh long ruột đỏ đã chiếm 70%. Liệu các doanh nghiệp khác khi liên kết với Công ty Hoàng Phát có thuận lợi lâu dài, từ đó giải quyết đầu ra cho nông dân có bền vững hay không là vấn đề cần được quan tâm từ ngay bây giờ. Hiện nay, nhiều ý kiến cũng cho rằng, để đảm bảo tuân thủ vấn đề bản quyền giống, nên thương lượng mua lại bản quyền để sử dụng chung bản quyền cho giống thanh long ruột đỏ LĐ1.

 

Nhật Bản đã nhập khẩu thanh long Việt Nam từ năm 2009. Tuy nhiên, trước đây việc cấp mã số vùng trồng thanh long xuất khẩu đi Nhật không có yêu cầu về bản quyền, bảo hộ cây giống. Gần đây, thị trường này mới có thêm yêu cầu này. Tuy nhiên, đơn vị duy nhất nắm giữ bản quyền giống là Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit và đã đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

 

Minh Đảm

Nông Nghiệp Việt Nam

 

 

Song Long

 

 

 

 

Tin liên quan
Bệnh vàng lá thối rễ cam, quýt

Bệnh vàng lá thối rễ cam, quýt

06-09-2020 17:46:14

Cam, quýt là cây trồng có giá trị kinh tế cao, vì vậy diện tích và sự đầu tư không ngừng tăng lên. Tuy nhiên bệnh vàng...

Nam Định: Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa mùa

Nam Định: Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa mùa

03-09-2020 14:55:01

Từ đầu vụ đến nay, thời tiết ở Nam Định tương đối thuận lợi nên lúa mùa sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện các...

Phòng trừ ruồi đục trái, trị bệnh thối trái trên cây mít.

Phòng trừ ruồi đục trái, trị bệnh thối trái trên cây mít.

01-09-2020 13:50:43

Mít là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng. Vì thế, diện tích trồng mít ngày càng mở rộng với nhiều...

Bắc Giang: Tích cực phòng trừ bệnh vàng lá hại cây có múi

Bắc Giang: Tích cực phòng trừ bệnh vàng lá hại cây có múi

01-09-2020 11:57:01

Trên địa bàn các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) đã xuất hiện bệnh vàng lá hại cây có múi, chủ...

Chat hỗ trợ
Chat ngay