CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Tận dụng ao tôm bỏ hoang nuôi cá kình
Ngày đăng: 15/08/2023

QUẢNG TRỊ Ao tôm phải bỏ hoang mùa nắng nóng được tận dụng để nuôi cá kình. Sau 2,5 tháng nuôi, cá kình đạt kích cỡ 20 con/kg, giá bán 120.000đ/kg, tiêu thụ dễ.

 

Cá kình dễ nuôi, tiêu thụ tốt, là đối tượng nuôi phù hợp cho các vùng ao đầm bỏ hoang mùa nắng nóng. Ảnh: Việt Toàn.

Cá kình dễ nuôi, tiêu thụ tốt, là đối tượng nuôi phù hợp cho các vùng ao đầm bỏ hoang mùa nắng nóng. Ảnh: Việt Toàn.

 

Những năm gần đây, bà con nuôi tôm vùng bãi ngang ven biển tỉnh Quảng Trị phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là mùa nắng nóng tôm nuôi chậm lớn, hay bị dịch bệnh, giá cả đầu ra bấp bênh... khiến nhiều hồ nuôi tôm phải để trống, các hộ nuôi rất lo lắng và mong muốn có những đối tượng nuôi mới có thể thay thế, lấp đầy diện tích bỏ hoang trong mùa nắng nóng.

 

Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, chuyển đổi đối tượng nuôi tại những vùng nuôi tôm kém hiệu quả, hay bị dịch bệnh sang đối tượng nuôi mới phù hợp, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá kình trong ao tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh. Đây là mô hình nuôi cá kình lần đầu tiên được triển khai tại tỉnh Quảng Trị.

 

Ông Phan Văn Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết, mô hình không chỉ dừng lại ở mục tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân mà còn giúp thay đổi, du nhập các đối tượng nuôi mới, các hình thức nuôi mang tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản.

 

Qua nhiều năm nuôi tôm và nhận thấy mùa hè thời tiết nóng nực, tôm nuôi lâu lớn, không mang lại hiệu quả, dược sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, anh Hoàng Thế Vinh ở thôn Nam Sơn, xã Trung Giang (huyện Gio Linh) đã chuyển đổi ao tôm sang nuôi thử nghiệm cá kình.

Mô hình triển khai trên diện tích 3.000m2, mật độ thả 50 con/m2. Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nên anh Vinh thấy kỹ thuật nuôi cá kình không quá khó. Quá trình nuôi cần phải thay nước, quạt oxy thật nhiều, môi trường nuôi phải sạch.

 

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị kiểm tra cá giống tại mô hình. Ảnh: Việt Toàn.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị kiểm tra cá giống tại mô hình. Ảnh: Việt Toàn.

 

"Kỹ  thuật nuôi cá kình không đòi hỏi nghiêm ngặt như nuôi tôm. Dịch bệnh trên cá kình cũng ít, biến động môi trường cũng ít ảnh hưởng đến quá trình nuôi", anh Vinh nhận xét.

Sau 2,5 tháng nuôi, cá kình sinh trưởng phát triển nhanh, kích cỡ bình quân đạt 20 con/kg, sản lượng ước đạt 1,8 - 2 tấn, với giá bán 120.000đ/kg, anh Vinh ước tính sẽ thu lãi trên 100 triệu đồng.

Qua triển khai, người dân và chính quyền địa phương đánh giá cao về mô hình. Cá kình sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với khí hậu thời tiết tại địa bàn, có giá trị kinh tế cao, cần nhân rộng và phát triển mô hình một cách bền vững. Thông qua mô hình, cũng giúp hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm cá kình trong ao, chuyển giao tới bà con trên địa bàn về kỹ thuật nuôi cá kình trong ao ổn định hơn với điều kiện địa phương.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị, ông Phan Văn Phương cho biết, hiện nay, do thời tiết, khí hậu ngày càng thay đổi cực đoan, nuôi tôm gặp nhiều rủi ro nên bà con chuyển sang nuôi đối tượng mới như cá kình là phù hợp với định hướng của ngành thủy sản tỉnh nhằm đa dạng các đối tượng nuôi.

 

Ao nuôi trong mô hình là ao nuôi tôm được tận dụng trong mùa nắng nóng phải bỏ hoang. Ảnh: Việt Toàn.

Ao nuôi trong mô hình là ao nuôi tôm được tận dụng trong mùa nắng nóng phải bỏ hoang. Ảnh: Việt Toàn.

 

Định hướng trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh sắp tới cũng sẽ chuyển sang nuôi theo hướng công nghệ cao đối với các cơ sở có đủ điều kiện, còn các vùng bị thiên tai dịch bệnh nhiều nên chuyển sang nuôi xem ghép, nuôi sinh thái để giảm rủi ro do dịch bệnh.

Việc triển khai mô hình nuôi cá kình theo hướng an toàn, bền vững sẽ tận dụng được diện tích mặt nước ao hồ bỏ hoang, tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới để luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh...

 

Phan Việt Toàn

Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Gần 170 ha tôm chết trắng, người nuôi khốn đốn

Gần 170 ha tôm chết trắng, người nuôi khốn đốn

16-06-2023 14:27:29

Hiện tượng tôm nuôi chết xuất hiện từ đầu tháng 5. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Trị đã có gần 170 ha tôm nuôi bị chết....

Nuôi lươn không bùn làm giàu cho miền duyên hải Nam Định

Nuôi lươn không bùn làm giàu cho miền duyên hải Nam Định

14-06-2023 09:19:35

Từ những chuồng nuôi lợn không hiệu quả, nông dân ở xã Hải Giang, Hải Hậu (Nam Định) mày mò học hỏi cách nuôi lươn...

Thủy sản nuôi kiệt quệ vì nắng nóng

Thủy sản nuôi kiệt quệ vì nắng nóng

14-06-2023 09:08:23

THỪA THIÊN - HUẾ Nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông xuống thấp, kèm theo mưa dông vào chiều tối, môi trường thay...

Hồ Thác Bà dưới mực nước chết, thủy sản lồng bè thoi thóp

Hồ Thác Bà dưới mực nước chết, thủy sản lồng bè thoi thóp

13-06-2023 16:57:31

YÊN BÁI Nước hồ Thác Bà xuống dưới mực nước chết đã khiến hàng nghìn lồng bè nuôi thủy sản rơi vào tình cảnh hết...

Chat hỗ trợ
Chat ngay