CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
'Vua cá bống bớp' chinh phục tôm vụ đông
Ngày đăng: 26/10/2023

Sau những thành công trong nuôi cá bống bớp, ông Nguyễn Văn Sơn quyết tâm đầu tư lớn chinh phục tôm vụ đông.

 

Vua cá bống bớp Nghĩa Hưng quyết tâm 'thắng bạc với trời' nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm vụ đông. Ảnh: Huy Bình.

Vua cá bống bớp Nghĩa Hưng quyết tâm "thắng bạc với trời" nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm vụ đông. Ảnh: Huy Bình.

 

Sau thành công khi ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cá bống bớp theo hướng VietGAP,  "vua cá bống bớp" Nguyễn Văn Sơn, chủ cơ sở sản xuất và thu mua cá bống bớp Sơn Nguyệt (cơ sở Sơn Nguyệt), quyết tâm "đánh một canh bạc lớn".

 

Ông Sơn tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi tôm vụ đông hiệu quả, phù hợp khí hậu thổ nhưỡng, đi đầu phong trào nuôi tôm vụ đông tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

 

Theo anh Vinh, cán bộ phụ trách kỹ thuật cơ sở nuôi tôm thuộc cơ sở Sơn Nguyệt, ông Sơn đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh với 3 giai đoạn. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước đầu vào, sử dụng men vi sinh, không dùng hóa chất và kháng sinh, để quản lý các yếu tố môi trường, đảm bảo chất lượng tôm, giúp giảm chi phí cũng như tăng năng suất.

 

Cơ sở nuôi tôm của vua cá bống bớp Nghĩa Hưng được xây dựng theo hướng siêu thâm canh. Ảnh: Kiên Trung.

Cơ sở nuôi tôm của vua cá bống bớp Nghĩa Hưng được xây dựng theo hướng siêu thâm canh. Ảnh: Kiên Trung.

 

Để tách biệt các bể nuôi với tác động bất lợi của thời tiết, ngay từ khâu chuẩn bị, ao đã được nghiên cứu, đầu tư bài bản, đúc kết từ việc đi học hỏi từ các mô hình nuôi tôm vụ đông khác. Hệ thống nhà màng của ông Sơn khác biệt với khung được dựng cao hơn, có lỗ thoát khí trên đỉnh chóp. Các mái và khung nhà màng thể hiện cho từng bể riêng biệt nhưng bên trong lại liên kết với nhau. Nhờ đó giúp ổn định nhiệt độ, tránh sốc nhiệt nhưng vẫn có độ thoáng khí, tránh tích tụ khí độc trong quá trình nuôi.

 

Anh Vinh, cán bộ phụ trách kỹ thuật của cơ sở nuôi tôm, đang kiểm tra kích thước tôm. Ảnh: Kiên Trung. 

Anh Vinh, cán bộ phụ trách kỹ thuật của cơ sở nuôi tôm, đang kiểm tra kích thước tôm. Ảnh: Kiên Trung. 

Hơn nữa, phần mái và phần tường bao quanh được phủ vải bạt trắng dày nhằm lấy đủ ánh sáng vào mùa đông giúp tôm có thể trao đổi chất bình thường. Mùa hè, những nhà màng này sẽ được chăng thêm một lớp bạt thưa màu đen để giảm ánh nắng, giảm nhiệt. Anh Vinh cho biết, hệ thống này hoàn toàn có thể đảm bảo nuôi 3 vụ như 1 mà không sợ ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.

Mặt khác, để đảm bảo đạt kích cỡ lớn nhất khi xuất bán vào vụ đông, tôm được chia ra theo từng chu kỳ tăng trưởng. Ban đầu, xuống giống khoảng 36 vạn con/500m2. Sau đó, san ra khoảng 300 con/m2, đến khi được khoảng 30 ngày tuổi lại chia tiếp còn 100 con/m2, cuối cùng là giai đoạn dưới 80 con/m2. "Do đây là vụ đông đầu tiên nên chỉ xuất bán khi con tôm đạt kích cỡ lớn nhất có thể", anh Vinh nói.

Ngoài ra, nguồn nước cấp cũng được xử lý triệt để. "Việc xử lý nguồn nước cấp không vội được, thời gian thường kéo dài khoảng 1 tuần", anh Vinh nói. Tiếp đó, bổ sung các loại vi sinh và khoáng chất có lợi bị triệt tiêu đi trong quá trình xử lý. Công đoạn này giúp ức chế các loại vi khuẩn có hại trong quá trình nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm.

Khu vực xử lý nước cấp. Ảnh: Kiên Trung.

Khu vực xử lý nước cấp. Ảnh: Kiên Trung.

 

Để nuôi tôm vụ đông đạt hiệu quả và phát triển bền vững, Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cũng  khuyến cáo cần căn cứ vào điều kiện thời tiết từng năm để xây dựng kế hoạch phù hợp; cơ sở hạ tầng đáp ứng với nuôi thâm canh, chủ động nguồn nước, có ao lắng, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, tăng cường các giải pháp tăng nhiệt cho tôm nuôi (mái che, nuôi trong nhà...); mật độ thả nuôi vừa phải, phù hợp với điều kiện của cơ sở, không quá 80 con/m2; chọn mua giống tại các cơ sở sản xuất giống uy tín, chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch.

 

Đồng thời, cần sử dụng bạt có kỹ thuật, điều chỉnh lượng ôxy vào nhà bạt phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tôm, sử dụng chế phẩm sinh học để có nước sạch duy trì trong ao nuôi. Ở những thời điểm cuối đông đầu xuân, giá tôm thương phẩm cao hơn từ 1,2-1,5 lần chính vụ nên nuôi tôm vụ đông thành công sẽ mang lại giá trị rất lớn về kinh tế, hiệu quả gấp 1,5-2 lần nuôi chính vụ và thị trường tiêu thụ thuận lợi.

 

Kiên Trung - Huy Bình

Tin liên quan
Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

03-08-2021 09:12:11

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao...

Điều gì xảy ra trong ao nuôi tôm khi mưa?

Điều gì xảy ra trong ao nuôi tôm khi mưa?

22-07-2021 09:45:58

Mưa là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Mặc dù có nhiều công nghệ khác nhau để tìm hiểu thêm về hiện...

Kiên Giang:

Kiên Giang: "Hô biến" ruộng lúa thành ao nuôi la liệt con ba ba, ai ngờ ông nông dân "liều ăn nhiều"

21-07-2021 10:38:25

Thử thay đổi cuộc đời mình bằng việc nuôi ba ba do làm ruộng không trúng, vậy mà giờ đây mỗi năm anh Nguyễn Tùng Lâm...

Lưu ý nuôi cá trắm giòn

Lưu ý nuôi cá trắm giòn

21-07-2021 10:09:34

(TSVN) – Hỏi: Ao nuôi cá trắm giòn cần thiết kế như thế nào? Hỏi: Kỹ thuật nuôi cá trắm giòn có gì khác so với nuôi...

Chat hỗ trợ
Chat ngay