CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : THỨ 2 - THỨ 6, 8:00 - 17:45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Xuất khẩu tôm đặt mục tiêu vượt Ấn Độ năm 2025
Ngày đăng: 29/08/2022

Dự kiến, xuất khẩu thủy sản năm 2022 sẽ vượt mốc 10 tỷ USD, tăng 12-15% so với 2021, trong đó tôm và cá tra chiếm khoảng 6,5 tỷ USD.

 

Empty

Hiện Việt Nam có trên 800 cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

Chia sẻ tại Hội thảo Giải pháp tăng cường thực thi chính sách pháp luật về quản lý nuôi, chế biến thủy sản và kiểm soát khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định tại TP Cần Thơ vừa qua, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực thủy sản khi có tới 3 Nghị quyết của Đảng đề cập sâu tới phát triển kinh tế thủy sản, Luật thủy sản và 14 văn bản hướng dẫn thực thi Luật được ban hành tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho ngành kinh tế này.

Dó đó, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy nhấn mạnh, các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần đẩy mạnh tập trung vào vấn đề quy định pháp luật đã phù hợp với thực tiễn hay chưa, bất cập chính là gì, nguyên nhân trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời đề nghị nêu rõ những quy định nào chưa phù hợp, cần sửa đổi bổ sung, trong đó có cả tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để quản lý.

 

Empty

Nuôi cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

Theo Tổng cục thủy sản (Bộ NN-PTNT), mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt từ 3 - 4%/năm, tổng lượng thủy sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng  thủy sản đạt trên 7 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD và giải quyết việc làm trên 3,5 triệu lao động.

Tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến, là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.

Đánh giá từ Tổng cục thủy sản, ngành chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2018 - 2022, các cơ sở chế biến thủy sản công nghiệp đã áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, hiện có hơn 800 cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới. Trong đó, gần 700 cơ sở xuất khẩu vào thị trường EU. Việc triển khai thực hiện nghiêm các quy định đã giúp thủy sản của Việt Nam được gần 200 quốc gia ưa chuộng.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản thông tin, các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định khá đầy đủ và hoàn thiện. Qua hai đợt thanh tra, kiểm tra thực tế tại Việt Nam và các cuộc làm việc trực tuyến phía EC đánh giá cao sự minh bạch, nghiêm túc và nhiều tiến bộ trong chống khai thác IUU.

Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện bốn nhóm khuyến nghị của EC về hoàn thiện khung pháp lý, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu. Song song đó chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác và thực thi pháp luật.

 

Empty

Mục tiêu đến năm 2025, tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 12,5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 6 tỷ USD, vượt qua Ấn Độ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

 

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 7 tháng đầu năm ghi nhận con số cao kỷ lục 6,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự kiến, xuất khẩu thủy sản sẽ lần đầu tiên vượt mốc trên 10 tỷ USD trong năm nay, tăng 12 - 15% so với năm 2021, trong đó tôm và cá tra chiếm khoảng 6,5 tỷ USD. Mục tiêu đến năm 2025, tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 12,5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 6 tỷ USD, vượt qua Ấn Độ.

Phó tổng thư ký hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, hiện nguồn nguyên liệu nuôi trồng chiếm khoảng 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ để gia tăng chất lượng sản lượng nuôi nhu cầu mở rộng vùng nuôi tập trung, bao gồm cả khu vực sản xuất giống là cần thiết để tăng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tăng cường quản lý điều kiện nuôi qua mã số vùng nuôi.

 

Lê Hoàng Vũ

Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng sức khỏe thủy sản nuôi

Cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng sức khỏe thủy sản nuôi

22-05-2025 14:56:58

Khánh Hòa Tỉnh Khánh Hòa đang xảy ra nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, thủy sản nuôi dễ bị sốc, giảm sức đề...

Enzyme và thảo dược thay thế kháng sinh trong nuôi lươn không bùn

Enzyme và thảo dược thay thế kháng sinh trong nuôi lươn không bùn

22-05-2025 14:29:00

Enzyme và thảo dược là giải pháp thay thế kháng sinh hiệu quả trong nuôi lươn không bùn, giúp tăng sức đề kháng và bảo...

Nuôi trai lấy ngọc – Mô hình nông nghiệp tiềm năng tại vùng nước ngọt

Nuôi trai lấy ngọc – Mô hình nông nghiệp tiềm năng tại vùng nước ngọt

20-05-2025 13:24:45

Chi phí một con trai để nuôi và cấy ghép khá thấp nhưng giá bán hiện tại trên thị trường một viên ngọc trai loại trung...

Ao nuôi bị hàu chì tấn công: Làm gì để xử lý triệt để?

Ao nuôi bị hàu chì tấn công: Làm gì để xử lý triệt để?

20-05-2025 09:56:04

Với đặc tính sinh học phức tạp và khả năng phát triển nhanh, hàu chỉ nếu không được kiểm soát sẽ gây tổn thất lớn...

Chat hỗ trợ
Chat ngay