CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
5 THẢO DƯỢC DÂN DÃ KHÁNG NẤM TRÊN CÁ LÓC
Ngày đăng: 24/08/2020

thảo dược trị bệnh trên cá

Vi nấm nhiễm trên cá lóc thông thường là bệnh mãn tính, tuy nhiên cũng gây thiệt hại kinh tế.

 

Cỏ lào, cỏ xước, đủ đủ, tía tô, trứng cá là những loài thảo dược dân dã có tác dụng kháng nấm trên cá lóc.

Cá lóc (Channa striata) được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên những năm gần đây người nuôi gặp phải không ít khó khăn trong quá trình nuôi như giá cá thương phẩm thấp, dịch bệnh do vi khuẩn và nấm gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Vi nấm là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu trên nhiều loài động vật thủy sản ở các giai đoạn khác nhau. Vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản thông thường là bệnh mãn tính, tuy nhiên cũng gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi thủy sản. Hiện nay, vi nấm Achlya và Saprolegnia là tác nhân cơ hội gây bệnh chủ yếu trên cá lóc.

 

Tính kháng nấm của thảo dược khi dùng trên động vật thủy sản 

Trong nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược ngày càng được quan tâm để thay thế hoá chất khử trùng, diệt mầm bệnh, diệt tạp và thuốc kháng sinh. Sử dụng thảo dược và chất chiết thảo dược là phương pháp phòng trị bệnh do tác nhân vi nấm gây ra được đánh giá như liệu pháp hiệu quả mới. 

Thử nghiệm khả năng kháng nấm của các chất chiết từ cỏ mực cho thấy alkaloids, flavonoid và saponins có khả năng kháng Fusarium solani (Hussain et al., 2011). Ở Việt Nam, nghiên cứu của Đặng Thụy Mai Thy (2017) cho thấy cây cỏ mực (Eclipta alba) và cây diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm A. bisexualis ở các nồng độ lần lượt là 10 g/L và 20 g/L trong 48 giờ. Vi nấm Saprogenia sp. bị diệt ở nồng độ 15.000 ppm và 13.000 ppm với thời gian ngâm sau 6 và 24 giờ trong nước ép lá hẹ (Allium tuberosum) (Trương Thị Mỹ Hạnh và ctv., 2018). 

Nhìn chung, thảo dược và chất chiết thảo dược đã và đang được sử dụng phổ biến hơn trong nuôi trồng thủy sản tuy nhiên nghiên cứu về tác dụng kháng nấm của thảo dược vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của một số chiết xuất thảo dược lên vi nấm Achlya và Saprolegnia gây bệnh trên cá lóc từ đó bổ sung thêm thông tin khoa học về phòng và trị bệnh do vi nấm trên động vật thủy sản.

 

Nguồn thảo dược được dùng để kháng nấm trên cá lóc

Các cây thảo dược được thu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm:

  1. Cỏ lào Chromolaena odorata
  2. Cỏ xước Achyranthes aspera
  3. Đu đủ Carica papaya
  4. Tía tô Perilla frutescens 
  5. Trứng cá Muntingia calabura. 

Thảo dược trị nấm ở cá lóc


Cỏ lào, cỏ xước, đủ đủ, tía tô, trứng cá có tác dụng kháng nấm trên cá lóc.

 

Cây thảo dược sau khi thu về, rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ từ 40-45ºC. Mẫu sau khi khô được xay nhuyễn thành mẫu bột nguyên liệu. Bột nguyên liệu được cho vào túi vải và ngâm trong dung môi methanol. Mẫu được ngâm năm lần, mỗi lần ngâm khoảng 24 giờ, dịch chiết từ các lần ngâm được gom lại, cô quay đuổi dung môi thu được cao tổng thực vật. 

Chất chiết thu được sẽ được dùng để thử hoạt tính kháng vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. gây bệnh trên các lóc bằng cách xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC).

Kết quả kháng nấm cụ thể của mỗi loại thảo dược

Đối với vi nấm Achlya sp. 

Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC của chất chiết thảo dược đến vi nấm Achlya sp. cho thấy hoạt tính kháng nấm của tía tô tốt nhất ở nồng độ 1,6 mg/mL. Các chất chiết cỏ lào, cỏ xước và trứng cá đều có nồng độ ức chế tối thiểu là 3,2 mg/mL. Đu đủ là chất chiết thảo dược không ảnh hưởng đến sự phát triển của sợi nấm Achlya. Đường kính khuẩn lạc của vi nấm Achlya sp. càng giảm khi nồng độ của chất chiết thảo dược càng tăng và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 

 

Đối với vi nấm Saprolegnia sp. 

Tương tự, nồng độ ức chế tối thiểu MIC của các chất chiết trứng cá đến sợi nấm của  hai chủng Saprolegnia  sp. (S1701 và S1801) là cao nhất 6,4 mg/mL. Các chất chiết cỏ lào, cỏ xước cũng có nồng độ ức chế tối thiểu là 3,2 mg/mL. Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của tía tô đối vớiSaprolegniasp. S1701 và; Saprolegniasp. S1801 là thấp nhất 1,6 mg/mL. Đu đủ; không có hiệu quả kháng vi nấm Saprolegnia sp.

 

Ảnh hưởng của chiết xuất thảo dược đến vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia

 

Kết quả ghi nhận thời gian và nồng độ chất chiết thảo dược ức chế sự phát triển của các chủng vi nấm. Nồng độ diệt nấm tối thiểu MFC của chất chiết tía tô là 1,56 mg/mL ở vi nấm Achlya sp. A1801 sau 24 giờ và các chủng Achlya sp. A1801, Saprolegnia sp.S1701 và S1801 sau 48 giờ. Hiệu quả diệt nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. của các chất chiết cỏ lào và cỏ xước là 3,2 mg/mL tốt nhất sau 48 giờ. Tuy nhiên, nồng độ diệt nấm MFC của chất chiết trứng cá với Achlya sp. là 3,2 mg/mL sau 48 giờ thấp hơn đối với vi nấm Saprolegnia sp. là 6,4 mg/mL sau 24 giờ . Khả năng diệt nấm của các chiết xuất thảo dược lần lượt là tía tô, cỏ lào, cỏ xước và trứng cá. 

 

Khả năng diệt bào tử của các loại thảo dược

Chất chiết tía tô và cỏ lào có khả năng diệt bào tử của các chủng vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. ở nồng độ 3,2 mg/mL lần lượt sau 6 giờ và 24 giờ. Ngoài ra, sau 24 giờ ngâm bào tử trong chất chiết tía tô ở nồng độ 1,6 mg/mL, bào tử các chủng vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. không nảy mầm nhưng trong chất chiết cỏ lào thì bào tử bị ức chế một phần và vẫn phát triển thành hệ sợi nấm mới. Bào tử nảy mầm và phát triển ở nồng độ 0,8 mg/mL của chất chiết tía tô và cỏ lào với tỉ lệ nẩy mầm từ 26 – 66%. Nồng độ chất chiết thảo dược càng cao thì tỉ lệ nảy mầm của bào tử vi nấm càng thấp.

Tóm lại, chất chiết tía tô Perilla frutescens có khả năng kháng nấm cao nhất đối với sợi nấm và bào tử Achlya sp. và Saprolegnia sp. so với các chất chiết cỏ lào, cỏ xước và trứng cá. Vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. không bị ức chế đối với chất chiết đu đủ. 

 

Theo Đặng Thụy Mai Thy, Bùi Thị Bích Hằng và Trần Thị Tuyết Hoa 

NH Tổng Hợp

 

Đăng ngày: Thứ 4, 19/08/2020

 

Thông tin liên hệ Song Long

Tin liên quan
Số hóa canh tác, lão nông biến đất cằn thành vườn bưởi Diễn trĩu quả

Số hóa canh tác, lão nông biến đất cằn thành vườn bưởi Diễn trĩu quả

15-11-2023 13:22:38

HÀ NỘI Ở tuổi 'xế chiều', ông Diện vẫn rất nhạy bén ứng dụng công nghệ số vào chăm sóc vườn bưởi. Bên cạnh đó,...

Nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân sống khỏe

Nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân sống khỏe

15-11-2023 13:10:19

Tôm càng xanh đang trở thành con nuôi chủ lực tại nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa. Người dân cũng khấm khá hơn từ...

Nghêu Tiền Giang nâng tầm thương hiệu nghêu Việt Nam

Nghêu Tiền Giang nâng tầm thương hiệu nghêu Việt Nam

15-11-2023 10:45:31

Ngày 9/11, Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, tỉnh có 350 ha diện tích nuôi nghêu của Ban quản lý cồn Bãi được Tổ chức...

Kiểm soát con giống, hạn chế mầm bệnh trên cá nước lạnh

Kiểm soát con giống, hạn chế mầm bệnh trên cá nước lạnh

15-11-2023 10:28:13

Việc đưa con giống cá nước lạnh khỏe mạnh vào nuôi sẽ hạn chế được tình trạng cá nhiễm bệnh, tránh được thiệt...

Chat hỗ trợ
Chat ngay