CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Cá biển nuôi mắc bệnh lở loét chết hàng loạt
Ngày đăng: 27/10/2023

Từ đầu năm đến nay, người nuôi trồng thủy sản lồng bè trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) thiệt hại nặng vì cá biển mắc bệnh lở loét gây chết hàng loạt.

 

Nuôi cá biển trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Nuôi cá biển trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

 

Hao hụt lên đến 70-80%

Ngoài tôm hùm, trên vịnh Vân Phong người dân còn nuôi các loại cá biển trong lồng bè. Ông Nguyễn Xuân Hòa, một người nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Vạn Giã cho biết, thời gian qua, bà con trong huyện Vạn Ninh chủ yếu nuôi các loại cá biển như cá bớp (cá giò), cá mú và cá chim vây vàng. Đây là những loại cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngon được thị trường ưa chuộng.

 

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, người nuôi trồng thủy sản lồng bè trên vịnh Vân Phong bị thiệt hại nặng vì cá biển nuôi mắc bệnh lở loét gây chết hàng loạt. Trong đó, nhiều hộ nuôi cá mú và cá bớp bị hao hụt lên đến 70-80% do chứng bệnh lở loét và mù mắt.

 

“Bà con thả cá bớp giống xuống khoảng 2 tháng thì cá bị triệu chứng bệnh lở loét cả vi trên lẫn vi dưới, rồi mù mắt, tự chết”, ông Nguyễn Xuân Hòa nói và cho biết, gia đình ông vừa qua thả gần 4.000 con cá bớp, giờ chỉ còn 20% số lượng cá trong lồng nuôi. Đối với cá mú, gia đình ông cũng bị thiệt hại nhiều.

Tương tự, gia đình anh Trương Văn Chinh, ở thị trấn Vạn Giã chuyên nuôi các loại cá biển trên vịnh Vân Phong, vừa qua cũng bị thiệt hại nặng nề do cá bớp chết hàng loạt. Anh Chinh cho biết, đầu năm nay, gia đình thả 100.000 con cá bớp nhưng bị chết dần chết mòn, hiện chỉ còn 8.000 con, ước thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tiền giống, chưa kể chi phí thức ăn và công chăm sóc.

 

Theo anh Trương Văn Chinh, chưa bao giờ cá nuôi của gia đình bị hao hụt nhiều như năm nay. Anh cũng không hiểu nguyên nhân từ con giống kém chất lượng hay là do môi trường bị ô nhiễm gây ra. Nhưng cá bị chết đều có triệu chứng lở loét và lồi mắt. Mặc dù anh đã nỗ lực điều trị theo kinh nghiệm nhưng tình hình không thuyên giảm, thậm chí cá nuôi đạt trọng lượng từ 1-3kg cũng bị chết với triệu chứng lở loét.

 

Cá bớp nuôi hay bị triệu chứng lở loét gây chết hàng loạt. Ảnh: KS.

Cá bớp nuôi hay bị triệu chứng lở loét gây chết hàng loạt. Ảnh: KS.

 

Dấu hiệu và cách phòng, trị bệnh

Ông Huỳnh Giao, Phụ trách Trạm Chăn nuôi và Thú y Vạn Ninh cho biết, cá biển nuôi thường xuất hiện các loại bệnh như: bệnh xuất huyết, lở loét (ghẻ), bệnh đường ruột, bệnh do ký sinh trùng…Trong đó, bệnh xuất huyết lở loét hay xảy ra vào mùa nắng nóng làm cho cá nuôi lồng bè như mú, bớp bị chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho bà con nuôi trồng thủy sản.

Theo ông Huỳnh Giao, nguyên nhân gây bệnh xuất huyết lở loét là do vi khuẩn Vibrio sp gây ra. Bệnh này thường xuất hiện ở những nơi nuôi lồng bè với mật độ nuôi dày đã hình thành nhiều năm và môi trường nguồn nước bị ô nhiễm, kết hợp thời tiết nắng nóng làm cho vi khuẩn có hại gây bệnh bùng phát, tấn công cá nuôi gây chết hàng loạt.

Những dấu hiệu đầu tiên là cá giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Vớt cá lên quan sát cá bị lở loét, hoặc xuất huyết, da cá sậm màu. Nếu cá bị nặng thì vết lở loét rộng và sâu, vây nhợt nhạt. Khi các tác nhân có cơ hội như nấm, protozoa (động vật nguyên sinh), ký sinh trùng tấn công vết loét làm cho bệnh nặng thêm và gây cá chết nhanh hơn.

 

Để phòng bệnh lở loét trên cá nuôi, Trạm Chăn nuôi và Thú y Vạn Ninh khuyến cáo người nuôi chọn mua giống nơi uy tín, rõ nguồn gốc. Cá giống mua về phải tắm nước ngọt từ 3-5 phút để ngăn chặn mầm bệnh do Vibrio sp gây ra, đồng thời vớt loại bỏ cá con yếu.

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung Vitamin C, còn thời tiết nắng nóng có thể bổ sung thêm chất điện giải giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp cá khoẻ mạnh.

Người nuôi cần giữ môi trường sạch, thông thoáng và vệ sinh lồng bè trước khi thả cá. Trong quá trình nuôi luôn giữ môi trường nước tốt nhằm giúp động vật thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời đảm bảo oxy hòa tan, có thể chạy máy cung cấp oxy lồng bè khi trong lồng đứng nước, giúp hạn chế cá bị sốc.

Ngoài ra, người nuôi cần kiểm tra lồng bè thường xuyên, không để thức ăn dư thừa nhất là sau những đợt mưa lớn hoặc thời tiết thay đổi. Khi phát hiện cá bị bệnh thì phải xử lý kịp thời, không để lây lan thành dịch.

 

Kim Sơ

Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Nuôi tôm trong bể xi măng, tỷ lệ thành công đạt 95%

Nuôi tôm trong bể xi măng, tỷ lệ thành công đạt 95%

13-11-2023 11:47:06

Mô hình nuôi tôm trong bể xi măng do Trường Đại học Trà Vinh thực hiện giảm được 20% chi phí thức ăn, tôm phát triển...

Đau đầu vì tôm thẻ chân trắng

Đau đầu vì tôm thẻ chân trắng

10-11-2023 16:17:02

Nhiều hộ dân tại xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) quyết định không xuống giống tôm thẻ chân trắng vụ đông vì càng...

Cá nuôi trên ruộng lúa - nguồn cung thủy sản mùa nước nổi

Cá nuôi trên ruộng lúa - nguồn cung thủy sản mùa nước nổi

10-11-2023 16:03:03

KIÊN GIANG Mùa nước nổi năm 2023, huyện Giồng Riềng hỗ trợ nông dân thả nuôi 500ha cá trên ruộng lúa, dự kiến thu hoạch...

Nuôi giống nhuyễn thể, có hộ dân đạt thu nhập 1 tỷ đồng/ha/năm

Nuôi giống nhuyễn thể, có hộ dân đạt thu nhập 1 tỷ đồng/ha/năm

08-11-2023 16:31:45

NINH BÌNH Sau 3 năm phối hợp giữa Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình và Quảng Ninh, hiệu quả sản xuất của người dân các xã ven biển...

Chat hỗ trợ
Chat ngay