CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Cần tiếp tục theo dõi, đánh giá giống 'mít sầu riêng'
Ngày đăng: 30/08/2023

Theo kết quả khảo sát ban đầu của Viện Cây ăn quả miền Nam, giống 'mít sầu riêng' chỉ có mùi thơm mạnh, chứ không có mùi sầu riêng.

 

Mít tố nữ hương sầu riêng trên thị trường. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Mít tố nữ hương sầu riêng trên thị trường. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

 

Gần đây, trên thị trường xuất hiện thông tin giống mít tố nữ có hương sầu riêng ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ (còn gọi là mít sầu riêng). Qua tìm hiểu của TS Nguyễn Ngọc Thi (công tác tại Viện Cây ăn quả miền Nam) thì nguồn gốc của giống mít này từ Đài Loan, đây là giống du nhập chứ không phải do lai tạo.

Viện Cây ăn quả miền Nam đã thu quả khảo sát cùng với mít tố nữ địa phương (trồng phổ biến). Theo kết quả khảo sát, giống mít tố nữ hương sầu riêng như thông tin trên thị trường có một số đặc điểm như sau: Vỏ mỏng (7,6mm), khối lượng hạt trung bình nhỏ, cơm màu vàng, mềm dai trung bình, vị ngọt (độ brix 33%), mùi thơm mạnh nhưng không có hương thơm sầu riêng, tỷ lệ thịt quả thấp (chỉ đạt hơn 21%) và mỏng cơm (dày cơm đạt 3,16mm).

 

Kết quả khảo sát so sánh mít tố nữ hương sầu riêng và mít tố nữ địa phương. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Kết quả khảo sát so sánh mít tố nữ hương sầu riêng và mít tố nữ địa phương. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

 

Cũng theo TS Nguyễn Ngọc Thi, đây là kết quả ghi nhận ban đầu do khảo sát quả của hai giống mít tố nữ gần cuối vụ, thêm vào đó, giống mít tố nữ có hương sầu riêng như thông tin trên thị trường ở vụ quả bói (sau 18 tháng ghép) nên cần có thời gian theo dõi, đánh giá và so sánh thêm về tính thích nghi, đặc điểm của giống này trong thời gian tới.

Cây mít (Artocarpus spp.) là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến tại Việt Nam. Mít thuộc họ dâu tằm (Moraceae), chi Artocarpus. Theo Phạm Hoàng Hộ (1993), mít có 2 loài chính là mít ta (Artocarpus heterophyllus Lam.) và mít tố nữ [Artocarpus integer (Thumb.) Merr.].

Trong đó, nhóm mít ta có quả to, thường trên 3kg/quả, múi dính chặt vào cùi và không dễ tách khỏi vỏ khi quả chín, cơm thường ráo (ngoại trừ mít ướt), bao gồm các giống như mít dừa, mít nghệ, mít ướt…

Mít tố nữ được trồng phổ biến ở địa phương phía Nam. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

Mít tố nữ được trồng phổ biến ở địa phương phía Nam. Ảnh: Viện Cây ăn quả miền Nam.

 

Riêng mít tố nữ có quả nhỏ hơn mít ta (1 - 3kg/quả), múi thường dính vào cùi và dễ rời khỏi vỏ quả khi chín, cơm mềm, nhão, hơi dai, bao gồm một số giống như: Mít tố nữ, mít tố tây, mít tố nữ hạt lép hay mít Mã Lai hạt lép, mít ruột đỏ…. Nhóm mít tố nữ hiện nay chủ yếu tiêu thụ tươi trong nước do cơm mềm, vị ngọt, quả nhỏ và mùi rất thơm.

Nhóm mít tố nữ hiện trồng nhiều tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước…) và rải rác tại các tỉnh vùng ĐBSCL (Bến Tre, Cần Thơ…).

 

Minh Đảm

Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song long

 

 

Tin liên quan
Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển tôm hùm giống

11-10-2023 16:32:38

Tỉnh Phú Yên chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống vào địa bàn tỉnh.

Trồng ngô trên đất lúa bỏ hoang, bà con thiểu số thu nhập khá

Trồng ngô trên đất lúa bỏ hoang, bà con thiểu số thu nhập khá

11-10-2023 16:25:00

QUẢNG TRỊ Thay vì phải bỏ hoang ruộng do thiếu nước trong vụ hè thu, cây ngô được đưa vào sản xuất và cho hiệu quả...

Cần đầu ra ổn định cho quả táo mèo

Cần đầu ra ổn định cho quả táo mèo

10-10-2023 10:13:36

YÊN BÁI Để cây táo mèo mang lại giá trị cao hơn cho bà con vùng cao, rất cần giải bài toán chế biến, tiêu thụ loại quả...

Nhận diện điểm nghẽn để phát triển nuôi biển công nghiệp Chuyển đổi để tồn tại

Nhận diện điểm nghẽn để phát triển nuôi biển công nghiệp Chuyển đổi để tồn tại

09-10-2023 14:38:47

Nuôi biển truyền thống đã bộc lộ nhiều bất cập, hiệu quả kinh tế ‘giậm chân tại chỗ’, gây ô nhiễm môi trường,...

Chat hỗ trợ
Chat ngay