CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa dừa cạn
Ngày đăng: 06/09/2020

Hoa dừa cạn có tên khoa học là Cartharanthus roseus, là loài hoa rất được yêu thích bởi có nhiều màu sắc rực rỡ và phù hợp với nhiều kiểu trang trí khác nhau.


I. KỸ THUẬT TRỒNG


1.Về giống
Hiện trên thị trường có 2 loại chính là hoa dừa cạn đứng và hoa dừa cạn rũ. Tùy vào mục đích trang trí mà lựa chọn loại nào. Hoa dừa cạn hiện nay chủ yếu là giống nhập có màu sắc đa dạng. Dừa cạn rũ thường để treo ban công, lan can hay đơn giản là chậu treo. Dừa cạn đứng dùng để trang trí các lối đi trong công viên, hay trồng thành bồn.

 

duacan1

image 20200810103813 2


                
Với điều kiện khí hậu Việt Nam dừa cạn có thể trồng được quanh năm, nhất là ở miền Nam.
Hạt giống hoa dừa cạn không quá nhỏ, dễ dàng để ươm trong các khay ươm có 82 hoặc 104 lỗ. 

 

image 20200810103814 3


2. Đất trồng – ươm hạt và chăm sóc cây con
- Sử dụng giá thể đất sạch để ươm cây rất tiện lợi.
- Mỗi lỗ ươm để 01 hạt sau đó phủ lên hạt 01 lớp đất mỏng khoảng 0,1 cm.
- Tưới ẩm bằng vòi phun sương ngày 02 lần vào buổi sáng và chiều.
- Sau 5 ngày hạt bắt đầu nảy mầm.
- Sau 7 ngày tiến hành đem cây(khay ươm) ra nắng 100%
- Sử dụng phân bón lá 30-10-10 nồng độ 5g/20l nước để tưới cho cây ươm.  Chú ý:Tưới rửa lá sau 02 giờ; Lập lại 04 ngày/lần
- Sau gieo 25-30 ngày tiến hành cho cây con ra chậu trồng.


3. Chuẩn bị giá thể trồng hoa dừa cạn
Giá thể chậu trồng:
- Xơ dừa
- Tro trấu
- Trấu sống
- Phân hữu cơ
- Phân NPK(đầu trâu màu tím)
(Theo tỉ lệ 05bao-02bao-02bao-01bao-01kg)
Tưới nước ẩm đất trước khi trồng cây con, và trồng vào buổi chiều. Sau khi trồng phải tưới nước đẫm lại.
Hoa dừa cạn có thể trồng ngoài trời hoặc trong nhà màng.

 

image 20200810103814 4

 

Trồng không nhà màng - không giá treo

image 20200810103814 5

Trồng trong nhà màng - có giá treo


4. Bón phân – chăm sóc
Bón phân: Bón phân cho hoa dừa cạn 01 lần/tuần
- Sau khi trồng cây con ra chậu khoảng 07 ngày thì tiến hành bón phân cho cây
- Sử dụng phân bón NPK loại 20-15-5 (hoặc tương đương) pha loãng hoặc rắc vòng quanh chậu (khoảng 01 muỗng cà phê/chậu)
Chăm sóc:
- Khoảng 07 đến 10 ngày tiến hành bấm đọt lần 01 cho cây
- Bấm đọt lần 02 sau lần 01 khoảng 10 ngày.
- Bấm đọt lần 03 sau lần 02 khoảng 10 ngày.
Nếu trồng 01 cây/ chậu bấm đọt 3 lần.
Nếu trồng 03 cây/ chậu bấm đọt 2 lần.
Từ lúc trồng cây con ra chậu đến khi hoa dừa cạn trổ hoa khoảng 02 tháng.
Tưới nước: Tưới nước vào buổi sáng, tưới vào gốc không tưới phun mưa. Vào những ngày không nắng có thể 02 ngày tưới 01 lần
Những ngày nắng yếu hoặc ngày có thời gian chiếu sáng ngắn, có thể thắp đèn để cung cấp thêm ánh sáng cho cây.

 

image 20200810103814 6

Chiếu sáng cho hoa dừa cạn

 

II. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
Hoa dừa cạn ít xuất hiện sâu bệnh hại. Có một số loai chủ yếu:
-Bệnh hại: Chủ yếu là bệnh lở cổ rễ, chết nhánh
Phòng trừ:
+ Hạn chế chậu trồng tiếp xúc trực tiếp với đất.
+ Nên phủ bạt các luống trồng.
+ Phun luân phiên các loại thuốc phòng trừ bệnh như: Aliette 80WP, Viroral 50BTN
Phun luân phiên thuốc ở các thời kỳ sinh trưởng của cây).
+ Thu gom những chậu bị hại và đem tiêu hủy.

 

image 20200810103814 7

 

image 20200810103814 8


- Sâu hại: Rệp sáp
+ Chú ý phát hiện và phòng trị rệp sáp sớm nhằm hạn chế mật số lây lan diện rộng.
+  Phun luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Actara 25WG; confidor 200SL; Ortus 5SC…
 

image 20200810103814 9

 

image 20200810103814 10


Rệp sáp hại hoa dừa cạn
Nhằm hạn chế sinh vật gây hại chủ yếu trên hoa dừa cạn, nhà vườn cần:
+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng
+ Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trị kịp thời.
+ Nếu trồng không có giá treo nên kê gạch, hoặc trải bạc để tránh chậu hoa tiếp xúc trực tiếp với đất.
- Chú ý phát hiện và phòng trị rệp sáp sớm nhằm hạn chế mật số lây lan diện rộng
- Thu dọn cành, chậu bị hư đem tiêu hủy nguồn bệnh, côn trùng gây hại… 

 

image 20200810103814 11

Trạm TTBVTV Bình Chánh-Bình Tân

 

Cập nhật: Chủ Nhật, 06/09/2020

Thông tin liên hệ Song Long

Tin liên quan
Nghiên cứu giống chuối kháng bệnh là giải pháp hàng đầu

Nghiên cứu giống chuối kháng bệnh là giải pháp hàng đầu

31-07-2020 15:51:35

Đối với vùng đã nhiễm bệnh héo rũ Panama, cách duy nhất để trồng chuối liên tục là dùng giống kháng bệnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ

31-07-2020 15:57:31

Đã đến lúc chúng ta khẳng định vị thế của cây bơ ở Tây Nguyên cũng như một số vùng tiềm năng khác để phát huy lên...

Bệnh chết héo cây keo: Nguyên nhân và biện pháp phòng chống

Bệnh chết héo cây keo: Nguyên nhân và biện pháp phòng chống

31-07-2020 16:54:45

Bệnh chết héo cây keo là vấn đề được ông Nguyễn Văn Thành (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) và nhiều bạn đọc quan...

Làm thế nào để xử lý đất cải tạo pH đất

Làm thế nào để xử lý đất cải tạo pH đất

21-05-2020 17:03:13

Làm thế nào để xử lý đất cải tạo pH đất

Chat hỗ trợ
Chat ngay