CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Nghêu chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Ngày đăng: 21/09/2022

Nghêu hiện là sản phẩm chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản có vỏ năm qua khi chiếm tới 73% thị phần, đạt 103 triệu USD, tăng 52% so với 2020.

 

Chính phủ, Bộ NN-PTNT cũng như các địa phương đều rất chú trọng phát triển ngành nhuyễn thể. Ảnh: PH.

Chính phủ, Bộ NN-PTNT cũng như các địa phương đều rất chú trọng phát triển ngành nhuyễn thể. Ảnh: PH.

 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chiến lược nhằm phát triển một cách bao trùm, toàn diện cả ngành thủy sản từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến, thương mại thủy sản.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 1664/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng cá biển và nhuyễn thể.

Theo ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT), không phải đến nay đối tượng nhuyễn thể mới được quan tâm.

Từ trước tới nay, Chính phủ, Bộ NN-PTNT cũng như các địa phương đều chú trọng phát triển ngành nhuyễn thể. Điều đó được thể hiện bằng quy hoạch phát triển nhuyễn thể từ những năm 2011. Đến năm 2016, quy hoạch đã được chỉnh sửa, bổ sung.

“Khi Luật Quy hoạch ra đời, các luật chuyên ngành hết hiệu lực, không có giá trị về mặt pháp lý tuy nhiên quy hoạch phát triển nhuyễn thể vẫn còn giá trị về khoa học”, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản chia sẻ.

Ngoài ra, khi Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra đời, các địa phương đã ban hành các kế hoạch để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo Đề án. Trong đó phát triển nhuyễn thể được xem là một nhiệm vụ quan trọng.

“Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ NN-PTNT và các địa phương rất quan tâm đến vấn đề phát triển giống nhuyễn thể. Ngày trước, giống nhuyễn thể tại Việt Nam hầu hết được khai thác tự nhiên sau đó đưa vào vùng nuôi. Hiện nay, Việt Nam đã có thể sản xuất giống nhuyễn thể nhân tạo và cơ bản đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng của bà con nông dân”, ông Trần Công Khôi cho biết.

Cùng với đó, ông Khôi cũng cho hay vấn đề kỹ thuật nuôi nhuyễn thể cũng đang được quan tâm. Nếu như ngày trước chỉ có phương thức nuôi thả hiện nay bà con đã biết nuôi có kiểm soát, đặc biệt mô hình nuôi mở có thể giúp kiểm soát môi trường.

Theo đó, Bộ NN-PTNT đã có các chương trình, kế hoạch xây dựng quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản đến năm 2030. Trong đó có quan trắc vùng nước mở đối với nuôi ngao, nuôi nhuyễn thể, qua đó có thể cảnh báo sớm những vấn đề về môi trường để giảm thiểu thiệt hại cho bà con.

Bên cạnh đó, ông Trần Công Khôi cho biết, việc tiến hành xúc tiến thương mại cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 2021, xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ đạt gần 142 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020. Trong năm 2021, có tới 10/12 tháng xuất khẩu nhuyễn thể đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số khi duy trì bình quân từ 22 - 82%.

 

Năm 2021, xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ đạt gần 142 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020, trong đónghêu là sản phẩm chủ lực, chiếm 73% thị phần. Ảnh: PH.

Năm 2021, xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ đạt gần 142 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020, trong đónghêu là sản phẩm chủ lực, chiếm 73% thị phần. Ảnh: PH.

 

Trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản có vỏ năm qua, nghêu là sản phẩm chủ lực, chiếm 73% với gần 103 triệu USD, tăng 52% so với năm 2020. Sản phẩm xuất khẩu nhiều thứ 2 là ốc chiếm 10% với trên 14 triệu USD, tăng 3%. Tiếp đến là sản phẩm điệp, sò điệp chiếm 8% với 11 triệu USD, tăng 13%. Còn lại là các sản phẩm hàu, sò, hến, bào ngư và các loại hỗn hợp.

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có vỏ sang hơn 50 thị trường. Tây Ban Nha là thị trường đơn lẻ lớn nhất đối với nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam, chiếm 18%, Italy và Mỹ đứng thứ 2 chiếm tỷ trọng tương đương 17% và Bồ Đào Nha chiếm 15%. Nhật Bản đứng thứ 5, chiếm 8% xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam.

Theo ông Trần Công Khôi, vai trò của doanh nghiệp và khoa học công nghệ trong phát triển nhuyễn thể là rất lớn. Doanh nghiệp là những đơn vị trực tiếp sản xuất đại trà nên nắm rất rõ kỹ thuật và tiêu chuẩn sản xuất nhuyễn thể.

“Hiện nay Bộ NN-PTNT đang chủ trì để trình Chình phủ phê duyệt Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư giống, nuôi trồng, chế biến nhuyễn thể. Đó là một động lực lớn, là cú hích để khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển nhuyễn thể”, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản nhấn mạnh.

 

Phạm Hiếu

Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Số hóa canh tác, lão nông biến đất cằn thành vườn bưởi Diễn trĩu quả

Số hóa canh tác, lão nông biến đất cằn thành vườn bưởi Diễn trĩu quả

15-11-2023 13:22:38

HÀ NỘI Ở tuổi 'xế chiều', ông Diện vẫn rất nhạy bén ứng dụng công nghệ số vào chăm sóc vườn bưởi. Bên cạnh đó,...

Nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân sống khỏe

Nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân sống khỏe

15-11-2023 13:10:19

Tôm càng xanh đang trở thành con nuôi chủ lực tại nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa. Người dân cũng khấm khá hơn từ...

Nghêu Tiền Giang nâng tầm thương hiệu nghêu Việt Nam

Nghêu Tiền Giang nâng tầm thương hiệu nghêu Việt Nam

15-11-2023 10:45:31

Ngày 9/11, Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, tỉnh có 350 ha diện tích nuôi nghêu của Ban quản lý cồn Bãi được Tổ chức...

Kiểm soát con giống, hạn chế mầm bệnh trên cá nước lạnh

Kiểm soát con giống, hạn chế mầm bệnh trên cá nước lạnh

15-11-2023 10:28:13

Việc đưa con giống cá nước lạnh khỏe mạnh vào nuôi sẽ hạn chế được tình trạng cá nhiễm bệnh, tránh được thiệt...

Chat hỗ trợ
Chat ngay