CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Tái sử dụng vỏ hàu để nuôi ấu trùng hàu
Ngày đăng: 24/10/2023

Vỏ chính của căn nhà hàu và là được xem như là bộ phận của không biết bao các loài thân mềm khác. Sau khi ăn xong, bạn thường vô thức vứt vỏ hàu đi mà không biết được vỏ hàu có tác dụng cực kỳ to lớn đối với toàn bộ ngành nuôi hàu.

 

Trang trại hàu

Trang trại nuôi hàu bằng vỏ hàu của BIM Group tại Hạ Long. Ảnh: Vietcetera

 

Người nông dân canh giữ cẩn trọng… vỏ hàu

Việc nuôi hàu nhân giống đã trở thành hoạt động phổ biến trong thời gian gần đây, người nuôi có thể tận dụng việc cho ấu trùng bám vào vỏ hàu (khoảng 4 đến 10 ấu trùng một vỏ hàu) để từ đó một vỏ hàu trở thành nơi sinh sống của 4 đến 10 chú hàu. Bằng cách này, một dãy có 10 vỏ hàu có thể sản xuất lên đến 40 đến 100 con hàu sau một năm.

Tuy nhiên, nhu cầu vật liệu để xây dựng nhà cho hàu là một thách thức đối với người nuôi. Mặc dù một con hàu có thể sinh ra hàng triệu trứng trong một lần, nhưng vỏ hàu lại có hạn. Vì vậy, nhiều nông trại đã tìm ra sáng kiến để cho ấu trùng hàu bám vào các vật liệu khác như lốp xe hoặc cột xi măng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến hàu không được sinh sống trong các căn nhà tự nhiên của chúng và khiến cho các sản phẩm hàu có thể gặp phải vấn đề như mùi hơi lạ hoặc cặn bám xi măng.

Tại nhà máy của BIM Group, chị Nhung quản lý cho biết rằng BIM Group canh giữ vỏ hàu như một kho báu và đã triển khai các biện pháp an ninh cao nhằm tránh tình trạng thất thoát vỏ hàu tại nhà máy này. Những người công nhân lớn tuổi trong khu vực sẽ đến từ 4 giờ sáng để làm sạch vỏ hàu và kết chúng lại thành chùm. Tuy mỗi chiếc vỏ hàu chỉ được tái sử dụng một lần, nhưng việc sử dụng lại chúng giúp tăng năng suất sản xuất và là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo thành công cho mô hình nuôi hàu tại nhiều nơi tại Việt Nam.

 

Hàu

Đừng nên vứt bỏ vỏ hàu mà nên tận dụng chúng để phát triển mô hình nuôi trồng bền vững. Ảnh: Vietcetera

 

Sử dụng vỏ hàu để nuôi hàu - mô hình nuôi trồng bền vững

Loài hàu đã tồn tại trên Trái Đất trong khoảng 180 triệu năm, nhưng chỉ trong vòng 5000 năm trở lại đây, loài người mới bắt đầu tiêu thụ chúng với số lượng lớn. Người La Mã đã nhập khẩu hàu trực tiếp từ Anh đến Ý thông qua các tuyến đường biển và đã trả bằng vàng cho chúng. Trong khi đó, Trung Quốc được cho là một trong những quốc gia đầu tiên nuôi hàu nhân tạo và sử dụng vỏ hàu để điều trị theo phương pháp Đông Y.

Ở Việt Nam, hàu vẫn được xem là món ăn mới. Từ khi giống hàu Thái Bình Dương được nhập khẩu từ Nhật Bản và được nuôi thử nghiệm cách đây 16 năm, nghề nuôi hàu đã phát triển và trở thành một ngành kinh doanh quan trọng, đặc biệt tại Hạ Long có hơn 200 hecta và nhiều nông trại tự lập khác của người dân chuyên sử dụng vỏ hàu để nuôi ấu trùng hàu. 

Thay vì vứt vỏ hàu đi, tại sao chúng ta không nên thu gom vỏ hàu lại và tận dụng chúng như một nguồn lực miễn phí dồi dào từ thiên nhiên. Từ đó tránh việc vứt bỏ nguồn lực hỗ trợ việc chăn nuôi hiệu quả một cách vô ích.

 

Nguồn Đình Hiệp

Báo Tép Bạc

 

Song Long

 

 

 

Tin liên quan
Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm hai giai đoạn

Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm hai giai đoạn

19-07-2021 13:31:15

(TSVN) – Nuôi tôm hai giai đoạn giúp tăng sản lượng đáng kể (nuôi mật độ từ vài trăm đến nghìn con/m2); hạn chế bệnh...

Triển vọng nuôi nhum sọ ở Lý Sơn

Triển vọng nuôi nhum sọ ở Lý Sơn

16-07-2021 08:56:44

(TSVN) – Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn phối hợp với Viện Hải dương học thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm...

Vào mùa sản xuất giống tôm càng xanh

Vào mùa sản xuất giống tôm càng xanh

15-07-2021 09:47:11

ĐBSCL đang vào mùa mưa cũng là thời điểm bắt tay vào thả giống tôm càng xanh toàn đực (giống đực). Lúc này nhà sản xuất...

Kỹ thuật sinh thái cải thiện phân bố và kiếm ăn của cá hồi con

Kỹ thuật sinh thái cải thiện phân bố và kiếm ăn của cá hồi con

15-07-2021 09:25:10

Suy thoái, mất cân bằng môi trường sống đã và đang là nguyên nhân cốt lõi của sự suy giảm quần thể cá hồi– loài có...

Chat hỗ trợ
Chat ngay