CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : THỨ 2 - THỨ 6, 8:00 - 17:45

FacebookYoutubePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Ngăn mặn tràn vào vùng lúa - rươi: Khó trăm bề!
Ngày đăng: 24/04/2025

Hải Phòng - Vùng lúa - rươi ngoài đê canh tác phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên, không có hệ thống thủy lợi nên việc phòng chống xâm nhập mặn ở đây sẽ rất khó khăn.

 

Không chỉ đe dọa khu vực ngoài đê

 

Liên quan đến vấn đề xâm nhập mặn đe dọa vùng lúa - rươi khu vực ngoài đê ở Hải Phòng, thông tin với phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng cho biết, biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng xâm nhập mặn, đang gây ra những thách thức đáng kể cho sản xuất lúa - rươi và nuôi rươi tại Hải Phòng.

 

Xâm nhập mặn tại khu vực ngoài đê thuộc địa phận xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

Xâm nhập mặn tại khu vực ngoài đê thuộc địa phận xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

 

 

Hiện tại, Hải Phòng đang có diện tích canh tác rươi lên đến 2.330 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo và An Lão. Trong nhiều năm qua, mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi đã được triển khai dựa trên lợi thế nguồn nước lợ dồi dào, chế độ thủy triều ổn định và độ mặn thấp, thường xuyên duy trì dưới 5‰.

 

Tuy nhiên, theo ghi nhận trong ba năm trở lại đây, khoảng 400 ha đất canh tác lúa kết hợp nuôi rươi tại các vùng ven cửa sông thuộc các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy và Vĩnh Bảo đã chịu tác động tiêu cực từ hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng.

 

Thông thường, phương pháp canh tác rươi kết hợp với trồng lúa ven sông hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương. Việc này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, sử dụng nguồn giống tự nhiên, hạn chế hoặc thậm chí không bổ sung thức ăn cho rươi, và thiếu sự quan tâm đến việc áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại.

 

Để khắc phục những hạn chế trên, trong năm 2023-2024, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng thực hiện Chương trình Khuyến nông Trung ương, xây dựng mô hình thí điểm “Nuôi rươi kết hợp cấy lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”.

 

Mô hình lúa - rươi do Trung tâm Khuyến nông thực hiện, từng rất thành công nhưng vụ sản xuất 2025 phải bỏ ngỏ vì xâm nhập mặn. Ảnh: Minh Phúc.

Mô hình lúa - rươi do Trung tâm Khuyến nông thực hiện, từng rất thành công nhưng vụ sản xuất 2025 phải bỏ ngỏ vì xâm nhập mặn. Ảnh: Minh Phúc.

 

 

Mô hình này ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến như sử dụng phân vi sinh hữu cơ, cải tạo môi trường nuôi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên, bổ sung con giống và thức ăn, cùng với việc quản lý, chăm sóc vùng nuôi rươi để tối ưu hóa điều kiện sinh trưởng và phát triển. Kết quả, năng suất rươi ấn tượng, từ 50-60 kg/sào Bắc Bộ, tương đương khoảng 5 tấn/ha.

 

Theo ông Ngô Trung Kiên - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng), với 125 km đường bờ biển và hệ thống đảo lớn nhỏ, Hải Phòng nằm trong vùng trọng điểm chịu tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, dông lốc, và đặc biệt là xâm nhập mặn, tập trung chủ yếu tại các vùng cửa sông.

 

Do đó không chỉ khu vực ngoài đê mà các khu vực trong đê cũng đang bị xâm nhập mặn rình rập. Quan sát cho thấy, hiện tượng xâm nhập mặn thường diễn ra mạnh mẽ trong vụ đông xuân, mùa khô hạn trong năm. Vụ đông xuân 2023-2024 ghi nhận diễn biến bất thường của xâm nhập mặn với mức độ mặn cao bất thường.

 

Cụ thể, tại trạm Trung Trang (huyện An Lão) trên sông Văn Úc, độ mặn đạt đỉnh điểm 10,3 phần nghìn; trong khi đó, tại trạm thủy văn Cao Kênh (huyện Thủy Nguyên), độ mặn đạt 5,7 phần nghìn. Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể của xâm nhập mặn, đang gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, cụ thể là việc canh tác lúa kết hợp với nuôi rươi tại các vùng ven biển.

 

Thách thức lớn cho khu vực ngoài đê

 

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Phòng, rươi, một loài sinh vật sống trong môi trường nước lợ với độ mặn thấp hơn 5 phần nghìn, vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn. Tương tự, các loại cây trồng như lúa, ngô, đậu, cam, quýt đều là những loại cây có khả năng chịu mặn kém, chỉ có thể sinh trưởng trong môi trường có độ mặn tối đa 2 phần nghìn.

 

Sự gia tăng độ mặn vượt ngưỡng cho phép sẽ gây cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của cả rươi và các loại cây trồng, dẫn đến giảm năng suất, thậm chí mất trắng mùa màng.

 

Để ứng phó hiệu quả với tình trạng này, việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý tổng thể là điều cần thiết. Về mặt quản lý, cần áp dụng công nghệ hiện đại trong việc giám sát và điều khiển hệ thống thủy lợi, bao gồm việc lắp đặt các trạm quan trắc tự động, quản lý nguồn gây ô nhiễm và rà soát, kiểm tra định kỳ các công trình thủy lợi.

 

Vùng lúa rươi này từng được xem là 'mỏ vàng' nông nghiệp nhưng nay đã không thể sản xuất. Ảnh: Đinh Mười.

Vùng lúa rươi này từng được xem là "mỏ vàng" nông nghiệp nhưng nay đã không thể sản xuất. Ảnh: Đinh Mười.

 

 

Về cơ sở hạ tầng, việc cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có, xây dựng thêm các công trình cấp nước, đắp đê, xây dựng hệ thống cống, kênh dẫn nước mưa và nước thải là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn và áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước cũng góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn.

 

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, mức độ xâm nhập mặn và khuyến cáo kỹ thuật nuôi trồng phù hợp sẽ giúp người dân giảm thiểu thiệt hại. Đối với các vùng ngoài đê ở Hải Phòng, nơi người dân chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên từ các sông và thiếu sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi, việc phòng chống xâm nhập mặn gặp nhiều khó khăn.

 

Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp tại khu vực này, cần ưu tiên xây dựng hệ thống bờ vùng để chủ động điều tiết nguồn nước, giám sát chặt chẽ chất lượng nước trước khi sử dụng và lựa chọn thời vụ, đối tượng sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế.

 

"Từ năm 2016-2021, TP Hải Phòng đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ năm 2022 đến nay, Hải Phòng đã phân bổ nguồn kinh phí bảo vệ phát triển đất trồng lúa để duy tu, bảo dưỡng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và hỗ trợ cho người sản xuất lúa áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, liên kết tiêu thụ sản phẩm."

 

 

Đinh Mười - Minh Phúc

Báo Nông Nghiệp & Môi Trường

 

 

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

Địa chỉ:         Lầu 4, tòa nhà Tân Kỷ Nguyên, 43 Tản Đà, p. 10, Q. 5, Tp. HCM

Điện thoại:  (028) 38 539 616  - 19  hoặc  (028) 38.539.625 ( Giờ hành chính )

Hotline:       0908 285 230 (Zalo)  - 0902 802 330 (Zalo)

Email:           sales@songlongvn.com      quang.nguyen@songlongvn.com

Web:             www.songlongvn.com          www.slivn.com           www.thegioithietbivn.com

Tin liên quan
Vì đâu một HTX nuôi tôm ở Hà Tĩnh bị phạt gần 400 triệu đồng?

Vì đâu một HTX nuôi tôm ở Hà Tĩnh bị phạt gần 400 triệu đồng?

30-11-2020 10:35:52

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt 392 triệu đồng đối với HTX Nuôi trồng thủy sản và Du lịch Bảo An Phú...

Mách nhỏ những loại cây giúp nông dân dễ kiếm tiền triệu trong dịp Tết

Mách nhỏ những loại cây giúp nông dân dễ kiếm tiền triệu trong dịp Tết

18-11-2020 08:54:56

Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần, nếu những loại cây trồng dài ngày của bà con chưa kịp cho thu hoạch trong dịp Tết...

Đẩy mạnh công tác tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng khô cạn

Đẩy mạnh công tác tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng khô cạn

31-08-2020 13:47:55

Để áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã đưa ứng dụng công nghệ...

Chat hỗ trợ
Chat ngay